Dùng succinat điều trị thiếu ôxy mô

Thiếu ôxy mô làm rối loạn cân bằng nội mô tế bào, thiếu hụt năng lượng đi kèm thiếu máu cục bộ của tế bào, gây nhiễm acid, giảm tổng hợp protein, các quá trình của cơ thể ngừng trệ, kéo theo hậu quả như stress, mệt mỏi, dễ mắc bệnh do giảm sản xuất kháng thể...

15.5911

Succinat chống độc, thường được dùng trong các khoa hồi sức cấp cứu và điều trị tích cực, như khi ngộ độc thiopental, amytal, luminal và các barbiturat khác hoặc những thuốc ức chế thần kinh trung ương: succinat làm giảm sự ức chế thần kinh trung ương, rút ngắn thời gian ở trạng thái hôn mê và thời gian nằm viện, thoát nhanh khỏi tình trạng nguy kịch, giảm biến chứng phổi, giảm tỷ lệ tử vong.

Thiếu ôxy máu khi nồng độ ôxy thấp bất thường trong máu, thiếu ôxy mô khi các mô trong cơ thể không nhận đủ lượng ôxy đúng theo yêu cầu để hoạt động đầy đủ.

Có nhiều nguyên nhân gây nên như:  áp suất không khí thấp ở nhiệt độ cao; giảm dòng máu lưu thông, hạ huyết áp; giảm hồng cầu hoặc hemoglobin; không đủ ôxy cung cấp cho máu ở phổi, do các bệnh phế quản - phổi làm giảm diện tích có hiệu lực của mô phổi; rối loạn dòng máu khi suy tim, tim bơm không đủ máu, tim bị "đói" ôxy, khiến các mô khác cũng "đói" ôxy theo (phổi, não, gan, thận...).

Thiếu ôxy tới não có thể do sốc, ngột ngạt, ngộ độc monoxyd carbon (CO) hoặc cyanid.

Thiếu ôxy mô làm rối loạn cân bằng nội mô tế bào, thiếu hụt năng lượng đi kèm thiếu máu cục bộ của tế bào, gây nhiễm acid, giảm tổng hợp protein, các quá trình của cơ thể ngừng trệ, kéo theo hậu quả như stress, mệt mỏi, dễ mắc bệnh do giảm sản xuất kháng thể...

Vai trò của succinat

Succinat tham gia vào chu trình Krebs trong ty lạp thể, khôi phục các enzym của chuỗi hô hấp tế bào, tăng hiệu lực của ADN của ty lạp thể, tăng nồng độ glutathion - khử (G-SH).

Succinat nâng cao hiệu quả sử dụng acid béo và glucose trong tế bào, tăng cường chuỗi hô hấp ở ty lạp thể, loại trừ sự hao hụt năng lượng trong tế bào, từ đó giúp mô và cơ quan chống chọi với sự "đói kém" ôxy ở mô.

Khi giảm ôxy huyết, có tích luỹ các thành phần có hại trong tế bào, gây nhiễm độc nội sinh, kéo theo thiếu ôxy mô: bổ sung succinat sẽ cải thiện bệnh lý này và giúp bình thường hoá sự cân bằng acid - base và thanh phần khí trong máu.

Rối loạn dòng máu khi suy tim khiến các mô thiếu ôxy.
Áp dụng điều trị của succinat

Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân ngộ độc luminal, ma tuý, rượu, sảng rượu, rotunda đã được cấp cứu bằng succinat có hiệu quả, đặc biệt khi có tổn thương tế bào gan.

Succinat còn giải độc carbon tetraclocid (CCl4), cyanid, monoxyd carbon (CO)...

- Trong viêm gan virut B, C cấp và mạn tính, thấy succinat cải thiện rõ tình trạng nhiễm độc, triệu chứng lâm sàng qua khỏi nhanh (nước tiểu vàng, vàng da, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá, gan to, chán ăn, đau tức hạ sườn phải) các thông số AST, ALT, bilirubin trong máu phục hồi nhanh.

- Trong gây mê - phẫu thuật: Succinat phục hồi đầy đủ chức năng hô hấp, nhận thức, cải thiện các thông số huyết động và chuyển hoá, các chức năng gan, thận, phổi, dùng hỗ trợ chữa bỏng, chỉnh hình, nhiễm khuẩn ở bụng...

- Theo kết quả nghiên cứu ở Nga (1999 - 2005), succinat  có ích trong điều trị các triệu chứng của bàn chân đái tháo đường (rối loạn cảm xúc thần kinh ngoại biên), vảy nến, mày đay, viêm da dị ứng, viêm phổi mạn...

- Trong khoa ung thư: Succinat tham gia thúc đẩy vận hành của chu trình Krebs, tạo điều kiện cung cấp năng lượng đầy đủ cho tế bào ung thư (vốn dĩ rất thiếu năng lượng). Succinat còn là chất chống ôxy hoá mạnh, "thu dọn" được nhiều loại gốc tự do có hại đang tăng sinh mạnh trong tế bào ác. Cũng còn giúp ổn định được màng tế bào ung thư đang bị kích thích quá mức.

Succinat không có độc tính trên người khi dùng đường truyền tĩnh mạch. Có thể gặp (hiếm) cảm giác nóng đỏ thẫm trên cơ thể, nhưng qua khỏi nhanh. Hiếm gặp trạng thái kiềm hoá máu và nước tiểu, giảm nhẹ glucose - huyết.

Chống chỉ định ở người quá mẫn cảm với thuốc này, người chấn thương sọ não có phù não, rối loạn chức năng thận, phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

GS. Hoàng Tích Huyền (Nguyên Chủ nhiệm bộ môn dược lý, Trường đại học Y Hà Nội)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]