Dùng thuốc bổ, giảm 85% vẹo cột sống

(Kiến Thức) - Mặc dù còn trẻ, nhưng do dinh dưỡng trong cơ thể không đủ, bị thiếu máu, hạn chế vận động lâu dần khiến bệnh nhân bị vẹo cột sống.

15.5827
Thuyên giảm 85% sau 2 tháng điều trị
Bệnh nhân là anh Nguyễn Thanh T. (21 tuổi, 43/11 Tân Kỳ Tân Quý, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM) bị đau lưng hơn 1 năm, vẹo cột sống, phải dùng hai tay chống vào đầu gối mới đi được, lúc nằm chân không co được, đau nhức suốt ngày, đã điều trị nhiều nơi bằng nhiều phương pháp nhưng không thuyên giảm mà càng ngày càng nặng. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy, bệnh nhân bị viêm dính đốt sống lưng, vẹo cột sống.
Lương y Trần Nam Hoàn, Phó Chủ tịch Hội Châm cứu TPHCM cho biết, do nghề nghiệp bệnh nhân phải chăn bò ngoài nắng lại ít uống nước nên huyết nhiệt sinh ra viêm nhiễm vùng đốt sống lưng. Trong Đông y có câu, huyết nhiệt sinh sang hề hoặc thống hoặc dương. Nên với trường hợp này, tôi không cho thuốc trị viêm mà cho dùng thuốc bổ máu, tăng cường sức đề kháng bằng các vị thuốc đi vào kinh lạc làm mát xương khớp và giảm đau.
Không chỉ riêng anh T., mà theo hồ sơ bệnh án lưu tại văn phòng Hội Đông y Tân Bình (605 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM) nơi lương y Trần Nam Hoàn phụ trách thì có nhiều bệnh nhân khác cũng bị vẹo sột sống được chữa khỏi.
Bệnh nhân Nguyễn Thanh T. trước và sau khi điều trị (bên phải). 
Điều hòa cơ thể để tăng sức đề kháng
Lương y Nam Hoàn chia sẻ, bệnh nhân đến trong tình trạng đau đớn nên tôi dùng phương pháp châm cứu để điều trị giảm đau. Ngoài châm cứu, bệnh nhân cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt, vận động đúng cách giúp hệ thống tuần hoàn trong cơ thể tự cân đối để hoạt động hiệu quả. Điều trị bệnh nói chung và xương khớp nói riêng thì không thể kê toa, bốc thuốc giống nhau. 
Mỗi người có một đồng hồ sinh học khác nên phải bắt mạch thì mới chẩn bệnh và kê toa được. Như trường hợp bệnh nhân T., mặc dù đang bị viêm dính nhưng bài thuốc tôi kê hoàn toàn không có vị thuốc nào là chống viêm, mà chỉ là thuốc bổ. Buổi sáng dùng bài bát vị bổ dương khí, buổi chiều dùng bài quy tỳ an dưỡng tâm tỳ bổ máu. Sau hai ngày bệnh nhân thấy nhẹ nhàng, bớt đau sức khoẻ tăng. Sau 4 ngày thì bệnh nhân ngủ được, chân phải có thể co lại. Điều trị liên tục gần 2 tháng thì bệnh nhân ổn định đi lại được và ngủ bình thường, nhưng cột sống chỉ lấy lại 85% mặc áo thì không ai biết, chỉ khi cởi ra thì mới thấy hơi vẹo.
Lương y Trần Nam Hoàn, Phó Chủ tịch Hội Châm cứu TPHCM đang bắt mạch cho bệnh nhân. 
Anh T. cho biết, sau khi khỏi bệnh, đi lại, ăn uống và sinh hoạt bình thường, thấy cột sống dần hồi phục, càng ngày càng thẳng ra trở về bình thường, bây giờ thì đã hết vẹo. Ngoài ra, anh còn được sử dụng thêm 2 bài thuốc giúp bổ máu, mát xương, tăng sức đề kháng.
Lương y Nam Hoàn cho biết thêm, để phòng bệnh xương khớp, nên tạo sức đề kháng bằng đủ dinh dưỡng (không dư thừa, không ăn đồ quá bổ như sữa, trứng...) ăn uống thực phẩm dễ tiêu hóa, thức ăn giàu đạm không nên ăn nhiều, vận động đúng (vận động toàn thân chứ không phải vận động cục bộ, tập quay đầu, xoay cổ tay, buổi sáng trời lạnh không nên bước xuống đất ngay mà nên khởi động tay chân trước...). Khi trị bệnh có dùng thuốc Đông y thì tùy từng bài thuốc mà thầy thuốc sẽ hướng dẫn cách ăn uống, để tránh những thức ăn có tính đối kháng với thuốc, ví dụ như uống cam thảo thì không ăn rau muống, đậu xanh.   
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]