Dược thảo và món ăn hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi

Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác. Lao phổi thuộc phạm vi chứng phế lao, có nhiều giai đoạn bệnh và cách chữa khác nhau.

0

Theo Sức khỏe và đời sốnglao phổi thuộc phạm vi chứng phế lao, có nhiều giai đoạn bệnh và cách chữa khác nhau. Lúc đầu do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà xâm phạm vào phế. Bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư và đến giai đoạn cuối là phế, tỳ, thận đều hư (khí âm hư).

Ảnh minh họa

Người bệnh có biểu hiện sốt về chiều, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, trằn trọc, dễ cáu gắt, đau ngực, ít ngủ, sụt cân, nam giới di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Lưỡi khô, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. 

Món ăn hỗ trợ trị lao phổi thể phế thận âm hư

Cháo gạo hòa nước sinh địa: nước ép sinh địa hoàng 300ml hòa vào cháo gạo vừa chín khuấy đều cho ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân khái huyết (ho ra máu) do lao phổi, giãn phế quản, ho khan ít đờm.Mướp tươi ép nước: mướp tươi ép lấy nước thêm mật ong hoặc mật mía khuấy đều cho uống. Dùng cho các bệnh nhân lao phổi, ho thành cơn dài ngày.

Hoàng tinh chế đường phèn: hoàng tinh tươi 60g, đường phèn 30g. Nấu nhừ khuấy đều ăn. Dùng cho bệnh nhân lao phổi, khái huyết, khí hư, huyết trắng.

Yến sào kỷ tử hấp đường: yến sào 10g, kỷ tử 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm rửa sạch, cho nước đun sôi cho nở ra, thái nhỏ. Cho yến sào, kỷ tử và đường kính với lượng nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút. Dùng cho trường hợp viêm phế quản mạn, lao phổi, giãn phế quản.

Ba ba hầm thục địa kỷ tử: ba ba 1 con, kỷ tử 30g, thục địa 20g, có thể thêm nữ trinh tử 15g, thêm nước sạch vừa đủ; nấu chín nhừ, bỏ bã dược liệu, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, xơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.

Yến sào hầm bạch cập: bạch cập 10g, yến sào 10g đặt trong bát, thêm nước, cùng đặt trong nồi đun cách thủy cho thực chín nhuyễn, lọc qua rây vải xô, bỏ bã, cho thêm đường phèn 10g khuấy cho tan đều. Mỗi ngày làm 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho lao phổi, ho lẫn đờm và huyết (khái huyết) tái đi tái lại.

Bột tắc kè (cáp giới tán): tắc kè 1 đôi, tẩm dấm rang cho chín vàng, tán bột, phổi dê 30g sấy khô tán bột, mạch môn 15g nướng chín khô tán bột. Rượu một chén đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn. Cho vào 9g bột mịn của tất cả các thành phần thực đơn trên đã được trộn đều, khuấy đều, cho ăn trong 1 lần. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp ho khan do viêm khí phế quản, do lao phổi.

Dược thảo hỗ trợ điều trị lao phổi

Cũng theo Vnexpress, dược thảo trong những bài thuốc trị lao thường có tác dụng chống lại trực khuẩn lao và một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác, giảm ho, chống viêm, long đờm, kích thích miễn dịch và cầm máu.

Cỏ nhọ nồi: Có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, chống viêm; được dùng trong một số bài thuốc trị lao phổi. Ngày dùng 20 g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống.

Bách hợp: Theo y học cổ truyền, bách hợp được dùng trị lao phổi, thổ huyết, ho có đờm, viêm phế quản. Dùng bách hợp tươi với liều 30 g, giã và vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Cam thảo bắc: Có tác dụng kháng một số vi khuẩn gây bệnh. Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng trị lao phổi, ho và viêm phế quản. Ngày dùng 5-10 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc bột.

Xuyên tâm liên: Có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lao và một số vi khuẩn gây bệnh khác. Trên lâm sàng, cao chiết xuyên tâm liên được dùng thay thế streptomycin hoặc pyrazinamid trong liệu pháp phối hợp 3 thuốc streptomycin, isoniazid và pyrazinamid để điều trị lao phổi và cho kết quả tốt.

Bách bộ: Có tác dụng kháng khuẩn trực khuẩn lao. Hoạt chất stemonin làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho, long đờm. Trong y học cổ truyền, nó được dùng điều trị lao phổi. Ngày dùng 8-12 g dưới dạng thuốc sắc, cao, viên.

Bối mẫu: Các alkaloid peimin và peiminin trong bối mẫu có tác dụng ức chế ho. Nó được dùng theo kinh nghiệm cổ truyền để điều trị lao phổi thổ huyết, ho đờm, ho gà, viêm họng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đẳng sâm: Rễ đẳng sâm có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch. Nó được dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ toàn thân, cầm máu. Ngày dùng 16-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên.

Mạch môn: Có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống viêm; dùng chữa ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ về chiều sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết. Ngày dùng 12-20 g dạng thuốc sắc.

Ngọc trúc: Trong y học cổ truyền, ngọc trúc được dùng chữa ho khan khô khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, hư lao. Ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.Sa sâm bắc: Trong y học cổ truyền, sa sâm bắc được dùng chữa phế nhiệt ho khan, ho lâu ngày, lao phổi đờm có máu. Ngày dùng 12-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên hoàn.

Sinh địa: Có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, cầm máu, được dùng trong các bài thuốc trị lao. Ngày dùng 9-15 g sinh địa hoặc thục địa, sắc nước hoặc làm hoàn uống.

Tử uyển: Có tác dụng kháng khuẩn, chống ho, long đờm; được dùng chữa ho nhiều đờm, ho nôn ra máu mủ, viêm phế quản, viêm họng. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Tham khảo thuốc:

Cốt Phế Đan: Phế Đan là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được bào chế chuyên biệt giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân lao. Không những giúp tăng cường hiệu quả của phác đồ điều trị lao, mà còn bảo vệ tế bào gan tránh các tác dụng phụ của thuốc chống lao, tăng cường miễn dịch giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng của lao phổi như ho, tức ngực, khạc, khó thở... đồng thời cũng giúp phòng lao hiệu quả.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]