Dưỡng sinh đúng cách để khỏe trong mùa lạnh

Để đem lại lợi ích cho sức khỏe vào những ngày lạnh, nên ưu tiên dùng các món chế biến từ thịt dê, cừu, bò, chó… Thể dục buổi sớm cần chờ lúc có mặt trời, nên tránh luyện tập lúc trời còn mờ.

0
  • 1

    Trong sách Hoàng Đế Nội Kinh (Tố Vấn), thiên Tứ Khí Điều Thần Luận, có viết về cách dưỡng sinh trong mùa đông như sau: “Ba tháng mùa đông là thời kỳ vạn vật bế tàng, nước đóng băng, đất nứt nẻ. Con người không nên làm nhiễu loạn dương khí, mà nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy. Tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì".

    Những ngày lạnh nên ngủ sớm dậy muộn, tránh luyện tập vào lúc trời còn mờ sáng. Ảnh: css-south
  • 2

    Sách cũng viết: "Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng. Đó là chúng ta thích ứng được với khí lạnh của mùa đông, cũng là cách nuôi dưỡng tạng phủ. Nếu nghịch lại, sẽ làm tổn thương đến tạng thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh nuy quyết (gân cốt mềm nhũn, không có lực, do nhiễm khí lạnh). Đó là vì đông khí không đủ để cung cấp, để giúp cho xuân khí sinh ra khi mùa xuân đến”.

  • 3

    Mùa đông gồm 6 tiết khí: Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn, tức thuộc các tháng 10, 11, 12 âm lịch. Đặc điểm khí hậu chủ yếu của mùa đông là hàn (lạnh). Vào tháng Chạp, có 2 tiết khí là Tiểu hàn và Đại hàn, khí lạnh rất nhiều và lan tràn khắp nơi. Lúc này thiên hàn địa đông, cây cỏ tiêu điều, cảnh vật tiêu sơ, nhật đoản dạ trường (ngày ngắn đêm dài). ở miền Bắc có nơi còn có tuyết phủ vùng cao.

    Cách dưỡng sinh tốt nhất vào lúc này là tránh đi ra ngoài trời lạnh giá, ngủ sớm dậy muộn, mặc thêm áo ấm, ngủ đắp thêm chăn để tránh hàn tà xâm nhập. Nên ăn các thức ăn có tính ấm để vừa bảo vệ âm khí vừa giữ gìn dương khí (hộ âm tiềm dương), không nên dùng nhiều các thức ăn táo nhiệt, cay đắng quá, để tránh tình trạng hóa nhiệt thương âm.

  • 4

    Việc luyện tập cũng cần tùy theo từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Luyện tập buổi sớm cần chờ lúc có mặt trời, nên tránh luyện tập lúc trời còn mù mù, không khí còn lạnh, nhiều khí ô nhiễm.

    Nhìn chung, mùa đông khí hậu hàn lạnh, vạn vật tiêu sát, địa khí thâu tàng, hàn khí quấy nhiễu. Con người dễ bị các chứng bệnh do phong hàn gây ra, như trúng phong (đột quỵ, tai biến mạch máu não), bệnh tim (tim co thắt, nhồi máu cơ tim), viêm khí quản mãn tính, hen suyễn, một số bệnh của bệnh phổi, viêm loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp, đau nhức tay chân thể phong hàn thấp.

  • 5

    Ngoài ra, một số bệnh trẻ nhỏ như kinh phong, co giật, tê bại, thủy đậu, ban sởi, cũng rất dễ phát sinh vào mùa đông. Nếu không kịp thời phòng ngừa thì rất dễ lây nhiễm thành dịch bệnh. 

  • 6

    Mùa đông nên chú trọng dưỡng âm, thì có thể đạt được hiệu quả dưỡng sinh tốt đẹp.

    Nguyên tắc ẩm thực của mùa đông là thực phẩm phải có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, cũng như cung cấp nhiệt lượng đầy đủ.

    Thực phẩm cần có tính ôn nhiệt, trợ giúp dương khí của cơ thể. Những thực phẩm có tính ôn nhiệt cần lưu ý sử dụng như: Thịt dê, thịt cừu, thịt chó, thịt bò, thịt gà, thịt rùa, rắn, chim sẻ, bồ câu, hải sâm, cá thu, cá chim, tôm, hạt sen, đậu nành, đậu ván, đậu trắng, đậu phụng, hạt điều, hạnh nhân, cà rốt, củ sả, gừng, riềng, nghệ, hành ta, hành tây, tỏi, hẹ, hồ tiêu, mật ong, sữa bò, sữa dê, gạo nếp, bắp, bột mì, ca cao, hồ đào, long nhãn, hạt dẻ, đại táo, vải, quýt...

    Nên ưu tiên dùng các món chế biến từ thịt dê, cừu, thịt bò, thịt chó... vào mùa lạnh tháng Chạp. Ảnh: eva

    Những thực phẩm dưỡng âm cũng cần bổ sung để điều hòa như: lê, mía, dừa, cà chua, dưa hấu, giá đậu, rong biển, ngân nhĩ, yến sào, đậu phụ, tiểu mạch, yến mạch, kiều mạch, đậu đen, mè đen, thịt vịt, thịt ngan, ngỗng, thịt thỏ, móng giò heo, trứng gà, cá lóc, cá trê, cá đối…

  • 7

    Đông y cho rằng vào mùa đông nên tàng tinh, dưỡng âm, tiềm dương, cho nên mùa đông là mùa thuận lợi cho việc bồi bổ giúp kiện cường thân thể.

    Trong phương pháp ẩm thực đem lại lợi ích cho sức khỏe vào tháng Chạp, có thể ưu tiên dùng các món chế biến từ thịt dê, cừu, thịt bò, thịt chó… Tuy nhiên, trong khi bồi bổ, tốt nhất không nên ăn các thức ăn quá béo, để tránh làm trở ngại công năng tiêu hóa của tỳ vị, ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất bổ. 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]