Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh tiểu đường

15.5823

Nếu bạn và người thân bị tiểu đường, hay có nguy cơ bị bệnh và chưa rõ một số vấn đề, hã tham khảo những thông tin sau để biết rõ hơn về căn bệnh này.

Ảnh minh họa

1. Bị tiểu đường không ảnh hưởng đến “yêu”?

Bác sĩ Stacy Lindau, thuộc Đại học Chicago, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu trên 2.000 bệnh nhân trong độ tuổi từ 57-85. Kết quả cho thấy gần 70% nam giới bị tiểu đường có một bạn tình và 62% nữ giới mắc bệnh đái tháo đường sinh hoạt tình dục hai hoặc ba lần trong tháng (mức độ có thể sánh được với những người khỏe mạnh).

Nghiên cứu của bác sĩ Stacy Lindau đã nhận được sự tán đồng từ nhiều chuyên gia trong ngành. Các chuyên gia về đái tháo đường tại Mỹ đều cho rằng, dù bị bệnh tiểu đường, nhưng những người trung niên vẫn khá sung sức trong “chuyện ấy”.

Tuy nhiên, nhiều nam giới tuổi trung niên mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể cảm thấy giảm hứng thú trong chuyện ấy hơn nữ giới, và họ cũng hay gặp rắc rối trong khả năng cương cứng.

Bên cạnh đó, một số lượng lớn bệnh nhân cả nam lẫn nữ đều gặp trở ngại về khoái cảm như: đạt cực khoái quá sớm hoặc không thể đạt cực khoái.

2. Nguy cơ cao trầm cảmngười bệnh đái tháo đường?

Bệnh nhân đái tháo đường (dù là tuýp 1 hay tuýp 2) đều có thể bị trầm cảm. Số liệu nghiên cứu của các bác sĩ Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 cho thấy, có đến 95% số bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại Bệnh viện 103 có biểu hiện trầm cảm mức độ nhẹ và vừa.

Trong khi đó một số bệnh nhân lại có độ trầm cảm nặng như: vô vọng, cô đơn, bơ vơ, bi quan chán nản, quẩn trí, bị thay đổi giấc ngủ và hành vi ăn uống… Đây là những triệu chứng điển hình mà người bệnh đái tháo đường cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa, người có thể giúp bạn vượt qua tình trạng khó chịu này.

Tuy nhiên, điều trị trầm cảm không thay thế được điều trị đái tháo đường, nghĩa là vẫn phải lấy điều trị tiểu đường là chính, còn điều trị trầm cảm là điều trị kết hợp.

3. Người gầy không bị đái tháo đường?

TS. Nguyễn Văn Tiến (Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TW, Hà Nội) cho biết, từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng chỉ những ai thừa cân, béo phì mới mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, người gầy có ít nguy cơ bị bệnh này hơn chứ không phải là không thể mắc.

Trước đây, do khẩu phần ăn của nhiều người còn thiếu năng lượng và chủ yếu là nhiều chất xơ nên tuyến tụy đã quen với việc điều tiết lượng insulin phù hợp cho việc tiêu hóa thành phần dinh dưỡng này. Đến khi chế độ ăn thay đổi đột ngột, cơ thể đang từ thiếu năng lượng chuyển sang thừa năng lượng, thừa protein, lipid, các chất tồn dư bảo quản nhưng lại thiếu chất xơ, thiếu vitamin trầm trọng.

Những yếu tố trên cộng thêm với việc tuyến tụy không điều chỉnh lượng insulin kịp có thể khiến người gầy có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp nhiều lần so với người bình thường.

4. Ngâm chân nước nóng giúp kiểm soát đái tháo đường?

Người bị đái tháo đường dễ có các biến chứng ở bàn chân. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường hãy ngâm chân hoặc rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm để máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp kiểm soát được đường huyết. Nhưng người bệnh không nên ngâm chân trong nước quá nóng quá 37 độ C, và không ngâm chân quá lâu để tránh khô da.

Sau khi ngâm, bạn hãy dùng khăn bông mềm thấm khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô có thể dùng kem dưỡng da bôi lên trên mu chân và dưới lòng bàn chân để giữ cho da được ẩm và trơn, nhưng không bôi vào kẽ ngón chân. Một số thói quen xấu khác như ngâm chân vào nước nóng do tê buốt bàn chân hoặc khi bàn chân bị nhiễm trùng làm gia tăng nguy cơ đoạn chi.

Theo Ngân Khánh/Suckhoegiadinh.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]