Giải đáp những thắc mắc về 4 loại bệnh thường gặp

15.6

4 loại bệnh thường gặp bao gồm mỡ máu cao, tăng huyết áṕp, tim mạch và tiểu đườngng…

Ảnh minh họa

Liên quan đến 4 loại bệnh thường gặp, gồm mỡ máu cao, tăng huyết áp, tim mạch và tiểu đường, Tạp chí “Ẩm thực chữa bệnh” (Eatingwell) của Chính phủ Mỹ vừa cập nhật những thắc mắc được mọi người đặc biệt quan tâm, do các chuyên gia y tế, ẩm thực giải đáp.

1. Triglycerides là gì, thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến loại mỡ máu này?

Như chúng ta biết, các loại chất béóo có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày được lưu giữ trong cơ thể, tồn tại dưới dạng hóa học, có tên triglycerides hay chất béo trung tính (3 axit béo liên kết với glycerol).

Cùng với cholesterol, triglyceride tạo nên lipid máu mà dư luận quen gọi là mỡ máu.

Để có sức khỏe tốt, mọi người cần duy trì hàm lượng lipid ở ngưỡng hợp lý, kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần, riêng nhóm có nguy cơ mắc bệnh timm mạch cao thì nên kiểm tra thường xuyên hơn. Ngưỡng triglyceride có lợi cho sức khỏe từ 35-160 mg/dL.

Để giảm bệnh mỡ máu cao mọi người nên hạn chế chất béo bão hòa, khi mua thực phẩm nên đọc kỹ nhãn mác, nên dùng sản phẩm có ghi “đã giảm chất béo”(reduced-fat) hay “chất béo thấp” (low-fat). Đây là những thuật ngữ được chính phủ quy định, nói về các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp hơn 25% so với nhóm thực phẩm truyền thống.

2. Bệnh mỡ máu cao có nên ăn tôm?

Hầu hết thực phẩm giàu cholesterol lại có hàm lượng chất béo bão hòa cao, nhưng tôm lại là một ngoại lệ.

Tôm là thực phẩm chứa rất ít chất béo bão hòa và mỡ toàn phần, vì vậy giới tư vấn dinh dưỡng không cho rằng tôm gây bất lợi. Nhiều quan điểm hiện nay nhất trí, thực phẩm giàu cholesterol không làm tăng mỡ máu cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa (saturated-fat).

Nếu cholesterol cao và muốn giữ chế độ ăn uống có hàm lượng cholesterol thấp, thì không nhất thiết phải kiêng ăn tôm.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), một suất ăn 6 đến 8 con tôm trung bình cung cấp khoảng 166 mg cholesterol, dưới giới hạn cho phép hàng ngày ở người mắc bệnh mỡ máu cao (200 mg), còn ở người khỏe mạnh ngưỡng này trên 300 mg.

3. Tại sao các sản phẩm sữa lại có tác dụng giảm huyết áp?

Sở dĩ các sản phẩm sữa có tác dụng tốt cho huyết áp là vì nó có hàm lượng natri (muối) thấp, giúp cân bằng canxi, kali và magiê và cuối cùng làm giảm huyết áp.

Canxi thâm nhập vào các tế bào cơ thể, làm co thắt hoặc giãn mạch máu, còn manhê giúp hỗ trợ cơ bắp, thần kinh và nhịp tim. Cả ba khoáng chất này kết hợp sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ tim, động mạch, giúp con người dẻo dai khi về già.

Chưa hết, kali còn đóng vai trò như một “vệ sĩ”, phong bế natri, nước gây hiện tượng phù nề. Vì tác dụng như vậy nên mọi người nên dùng 2-3 suất ăn sữa mỗi ngày. Một ly sữa ít chất béo hoặc một hộp sữa chua tương đương 1 suất ăn.

4. Ăn sôcôla thẫm màu có tác dụng giảm huyết áp?

Đúng, câu trả lời này được dựa trên các nghiên cứu và được kiểm chứng qua thực tế.

Tất cả những bí quyết trên đều dựa trên một hợp chất trong ca cao, nguyên liệu để sản xuất sôcôla, có tên là epicatechin, giúp bổ sung nitric oxide, hợp phần đã được chứng minh là hiệu quả, giúp cho mạch máu khỏe mạnh.

Ngược lại, những người mắc bệnh cao huyết áp thường có hàm lượng nitric oxide cao.

Ngoài sôcôla còn có nhiều thực phẩm khác giúp hạ huyết áp như trà xanh, rượu vang, trái cây và rau xanh vì chúng giàu chất chống oxy hóa và các thành phần hữu ích khác.

5. Người bị cao huyết áp có nên kiêng rượu?

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nước ép nho thẫm màu chứ không phải nho trắng có thể làm giảm huyết áp.

Loại nước ép này có chứa chất chống oxy hóa rất tiềm ẩn có tên polyphenol, resveratrol, nhất là trong vỏ nho.

Vì lý do này, dùng rượu vang điều độ sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp. Tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ loại rượu nào cũng không được lạm dụng.

6. Cơ thể dư thừa sắt có thể gây bệnh tim?

Trong những năm 80 thế kỷ trước, giới khoa học bàn luận, cho rằng nếu hàm lượng sắt trong cơ thể cao có thể làm tăng bệnh tim.

Tuy nhiên, đến nay khoa học không phát hiện thấy bằng chứng liên quan đến hiện tượng này, nhất là sắt từ động vật.

Theo khuyến cáo của giới tim mạch, trừ khi có nguy cơ bị thiếu sắt thì hãy bổ sung, còn không, hãy tránh sắt dư thừa, kể cả ăn uống lẫn dùng thuốc bổ.

7. Chất béo “lành mạnh” và “không lành mạnh” có ý nghĩa gì đối với bệnh tim mạch?

Khi đề cập đến chất béo “lành mạnh” hay chất béo tốt, là nói đến loại mỡ không bão hòa đơn và không bão hòa đa, giúp bảo vệ tim bằng cách giảm mỡ máu xấu (LDL cholesterol) và tăng mỡ máu tốt ( HDL cholesterol), giảm viêm nhiễm mạch máu và cả 3 tác dụng nói trên.

Chất béo không bão hòa đơn (các loại hạt, bơ và ô liu) và chất béo không bão hòa đa (omega-3 trong cá, hạt lanh và omega-6 trong dầu thực vật) được xếp vào nhóm chất béo “lành mạnh”.

Chất béo bão hòa và chất béo trans-fat thường được gọi là “xấu” hoặc “không lành mạnh”, bởi làm tăng bệnh tim do làm tăng LDL cholesterol.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật (bơ, thịt, sữa nguyên béo), dầu nhiệt đới, như dầu dừa và dầu cọ cũng có hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Chất béo trans-fat còn có tên gọi khác là trans fatty acid, nghĩa là axít béo chuyển hóa, axít béo dạng trans hay axít béo đồng phân nhân tạo; hoặc có thể hiểu nôm na là dầu mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần.

Theo nghiên cứu thì mỡ trans fat có mức độc hại giống như chất béo bão hòa (saturated fat), làm tăng các loại mỡ máu xấu (LDL) và làm giảm lượng cholessterol tốt (HLD), tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa, tắc nghẽn động mạch, giảm lưu lượng máu đi nuôi tim, tạo ra các cơn đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tiểu đường, ung thư…

8. Ăn quế giảm lượng đường trong máu?

Đúng, theo nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu gia vị, không chỉ ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, nhất là quế.

Theo nghiên cứu ở 60 đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vừa công bố trên “Tạp chí Diabetes Care”, nếu ăn ít nhất 1gam (khoảng 1/2 muỗng cà phê) bột quế đều đặn mỗi ngày, trong vòng 40 ngày thì giảm được mức đường huyết tới 29% so với nhóm không dùng gia vị này.

Ngoài hạ đường huyết, quế còn làm giảm các loại mỡ máu như triglycerid, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol.

Cơ chế chính của quế làm giảm đường huyết và mỡ máu đến nay khoa học chưa biết chính xác, song các nhà khoa học tin rằng thành phần có trong quế có tác dụng cải thiện sự nhạy cảm của các thụ thể với insulin, hormone làm nhiệm vụ kiểm soát đường trong cơ thể.

Quế còn có chứa chất chống oxy hóa làm trung hòa các gốc tự do gây tổn thương đến mô nên giúp giảm bệnh.

9. Tiền tiểu đường là gì, làm gì để giảm bệnh?

Tiền tiểu đường là nói về mức glucose máu (đường huyết) cao hơn ngưỡng bình thường nhưng chưa tới mức mắc bệnh.

Nếu xét nghiệm FPG, tức xét nghiệm đường huyết lúc đói (sau ăn, lượng đường máu tăng lên đáng kể).

Trong phạm vi đường huyết lúc đói 100 mg/dl đến 126 mg/dl (5,6 – 6,9 mmol/l) được xếp là tiền tiểu đường hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose, nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm và gia tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

Thông thường đường huyết lúc đói của người khỏe mạnh là < 5,6="" mmol/l="" (tương="" đương="" 100mg/dl).="" nếu="" chỉ="" số="" đường="" huyết="" lúc="" đói="" trên="" 7="" mmol/l="" (tương="" đương="" 125="" mg/dl)="" nghĩa="" là="" đã="" mắc="" đái="" tháo="">

Nếu chẩn đoán bị tiền tiểu đường thì cần thay đổi lối sống, áp dụng lối sống khoa học, tích cực.

Theo một nghiên cứu ở 3.234 đàn ông và phụ nữ thừa cân cho thấy, những ai áp dụng lối sống lành mạnh, độ ăn uống cân bằng, khoa học, đủ chất, chú trọng đến trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, và ăn vặt nhẹ, kết hợp luyện tập 30 phút/tuần thì giảm được tới 58% nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo KHẮC NAM/NongNghiep.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]