Giải đáp thắc mắc của chị em về chu kì kinh nguyệt sau sinh

Nhiều chị em lo lắng cho rằng mình mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm khi chu kì kinh nguyệt sau sinh thất thường, khác với chu kì trước khi sinh con của họ.

15.5296
Sau sinh nở, một trong những vấn đề được hầu hết chị em quan tâm là khi nào "đèn đỏ" trở lại. Điều này có liên quan trực tiếp đến đời sống tình dục của hai vợ chồng và vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Do vậy, tìm hiểu về tình trạng kinh nguyệt sau sinh là điều rất quan trọng đối với sức khỏe và tâm lí của chị em

Những hiểu biết cơ bản về sản dịch

Rất nhiều bà mẹ đã nhầm lẫn máu ra sau khi vượt cạn là kinh nguyệt nhưng thực chất đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài (hay còn gọi là sản dịch). Sản dịch được hiểu là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên sau sinh (thời kỳ hậu sản).

Trong những ngày đầu, sản dịch gồm nhiều máu cục đỏ nên có màu đỏ sẫm, sau đó bắt đầu loãng và màu nhạt dần, kéo dài tới 6 tuần. Sản dịch có thể tăng một chút mỗi lần cho con bú mẹ (hormone giải phóng trong mỗi cữ bú làm tử cung co bóp).

Nếu sản dịch có mùi bất thường hoặc nếu sản dịch không giảm sau 6 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm khuẩn tử cung do các mảnh nhau thai còn sót lại. Nếu sản dịch giảm dần nhưng màu sắc thay đổi từ đỏ nâu sang đỏ tươi thì đó cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.


Thời gian mà "đèn đỏ" sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau ở từng người. Ảnh minh họa


Thời kì "đèn đỏ" phụ thuộc vào cơ địa, hoàn cảnh sống của các chị em

Thời gian mà "đèn đỏ" sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau ở từng người. Hầu hết phụ nữ cho con bú thường nghĩ rằng họ sẽ có kinh nguyệt tối thiểu trong 6 tháng sau khi em bé được sinh ra. Nhưng đối với một số phụ nữ, khung thời gian này có thể kéo dài hơn một năm. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn nhưng nó vẫn có thể mất một vài tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Sau khi sinh, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số những thay đổi nội tiết làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và thậm chí là không có kinh. Những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần.

Chu kì kinh nguyệt sau sinh có thể thất thường

Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở bạn thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Nhiều chị em còn thấy lượng kinh nguyệt nhiều lên, kéo dài ngày hơn hoặc ít đi sau khi có con, có thể kèm cả biểu hiện đau bụng dù trước khi sinh họ không hề cảm nhận thấy những cơn đau bụng này.

Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn. Điều này làm nhiều phụ nữ lo lắng cho rằng mình đang mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên ảnh hưởng tới chu kì và lượng máu của kinh nguyệt.

Nhưng bạn nên biết một điều rằng chỉ có một phần rất nhỏ số các chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều sự rụng trứng vẫn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có thể xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động. Vì vậy, chị em sau khi sinh không nên quá lo lắng khi tình trạng kinh nguyệt bị thất thường. Bạn nên đi khám bác sĩ trong trường hợp bạn đã hết sản dịch mà kinh nguyệt của bạn quá nhiều, kéo dài nhiều ngày, màu sắc kinh nguyệt bất thường, vón cục...


Chu kỳ kinh nguyệt không đều sự rụng trứng vẫn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có thể xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động. Ảnh minh họa
Chị em có thể mang thai trước khi đèn đỏ xuất hiện
Chu kỳ kinh nguyệt không đều sự rụng trứng vẫn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có thể xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động. Một số mẹ đang cho con bú thường sử dụng sự mất kinh khi cho con bú như là một phương pháp tránh thai. Biện pháp này thực tế cũng có hiệu quả đến 98% nếu sử dụng đúng cách. Song một điều cần chia sẻ là biện pháp này có hiệu quả cao hay không hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bạn thường xuyên cho bé yêu bú trong bao lâu. Điều đó nói lên rằng, nếu con bạn dưới sáu tháng tuổi và được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong cả ngày và đêm (90% dinh dưỡng của con từ sữa mẹ) thì bạn khó có khả năng mang thai sớm trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn cho con bú sữa mẹ không hoàn toàn thì bạn nên cẩn trọng. Bạn có thể bắt đầu thời kỳ nguyệt san của mình một lần nữa vào bất cứ thời điểm từ 6 tuần - 3 tháng sau khi sinh đấy!
Các chị em nên nhớ rằng cơ thể của bạn sẽ phát hành một quả trứng khoảng hai tuần trước khi nguyệt san đến. Vì thế nếu có suy nghĩ đợi cho đến khi thấy kinh mới áp dụng các biện pháp tránh thai thì có thể bạn đã lại "nhỡ" có bầu ngay sau khi sinh chưa được bao lâu.
Tốt nhất các bà mẹ nên có những biện pháp tránh thai hợp lý khi khôi phục lại cuộc sống sinh hoạt vợ chồng sau sinh để tránh có thai lại khi cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn. Sau khi hết thời gian ở cữ, các bà mẹ nên đi khám phụ khoa sau sinh và xin tư vấn của bác sỹ về các biện pháp tránh thai thích hợp và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều này hết sức quan trọng vì nó giúp các bà mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ của mình.
Nếu không sử dụng biện pháp tránh thai, kinh nguyệt lại mãi vẫn chưa thấy thì bạn nên nghĩ đến khả năng em bé của bạn lại đang có em.
Thủy Anh tổng hợp

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]