Giải đáp thắc mắc thường gặp khi bầu bí

Thời kỳ mang thai có rất nhiều thứ khiến bà bầu lo lắng, đặc biệt là vấn đề an toàn của thai nhi.

15.5734
>>  

 
Tuy nhiên, những dấu hiệu chúng tôi liệt kê dưới đây chính là những điều bạn không bao giờ cần phải lo lắng khi mang thai.

1. Tôi sợ mình ốm nghén sẽ không có đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển

Bạn không cần phải quá hoảng sợ khi không thể ăn được gì trong thời kỳ ốm nghén, hoặc khi chỉ ăn được một vài món ăn nhất định. Đại đa số các triệu chứng ốm nghén thường không cần phải lo lắng quá bởi cơ thể của bạn có khả năng tích trữ đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn bị mất nước, bị giảm cân đột ngột, bị ốm trong một thời gian dài, hoặc bị tiểu đường… thì lúc này cần quan tâm nhiều hơn hoặc nếu cần thiết sẽ phải gọi bác sĩ.

2. Tôi lo rằng khi “giao hợp” sẽ làm đau em bé trong bụng

Sex được coi là hoàn toàn an toàn cho hầu hết các cặp vợ chồng không có tiền sử bệnh tật gì trước đó. Bác bác sĩ chỉ hạn chế chuyện “quan hệ” vợ chồng của bạn khi bạn bị chảy máu âm đạo, nhau thai có vấn đề, màng bị vỡ hoặc có tiền sử sinh non… Lúc đó, chuyện chăn gối mới bị giới hạn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

3. Tôi lo rằng liều thuốc acetaminophen mình uống tuần trước có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Mang thai không có nghĩa là bạn phải chịu dày vò, đau đớn trong suốt 9 tháng mà không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Các bác sĩ đều đồng ý rằng uống một liều thuốc đau đầu (acetaminophen) để giảm cơn đau đầu cũng chẳng hại gì. Nếu bạn quá lo lắng về những rủi ro khi dùng thuốc, cách tốt nhất là khi đi khám thai nên hỏi bác sĩ thật kỹ rồi mới quyết định có uống hay không. Như vậy, bạn sẽ tránh được cho mình nhiều mối lo lắng không đáng có khi mang thai.

4. Hôm nay tôi vấp và ngã ra sàn nhà. Tôi lo rằng mình có thể làm tổn thương con.

Trừ khi bạn ngã úp và gây áp lực trực tiếp lên bụng, còn nếu không thì em bé của bạn vẫn hoàn toàn an toàn. Cơ thể người mẹ được cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ em bé trong bụng ở mức an toàn nhất. Nhìn chung, bạn không cần quá quan tâm khi bị vấp ngã nhẹ, em bé vẫn an toàn, còn nếu bị chảy máu âm đạo hoặc vỡ nước ối ngay lúc ngã thì điều cần làm là đưa bạn đến ngay bệnh viện.

5. Luyện tập trong lúc mang thai có thực sự an toàn? Tôi lo rằng việc luyện tập của tôi sẽ gây hại cho em bé.

Hầu hết các phụ nữ mang thai đều có thể duy trì ở mức độ vừa phải các bài tập thể dục họ vẫn tập trước khi mang thai. Hãy duy trì các hoạt động thể chất đều đặn để thai nhi được khỏe mạnh. Tất nhiên, những phụ nữ gặp một số các biến chứng khi mang thai hoặc những người có nguy cơ đẻ non sẽ cần đến tư vấn của các bác sĩ để lên kế hoạch tập luyện.

6. Đi máy bay khi mang thai có an toàn?

Đi máy bay khi mang thai được xem là an toàn với điều kiện cabin của máy bay được điều áp. Tuy nhiên, để ngăn ngừa máu tụ ở chân, bạn cần vận động và xoa bóp chân liên tục khi ở trên máy bay. Một điểm quan trọng khác khi đi máy bay là bạn cần chắc chắn mình không đang sắp sửa đến thời kỳ ở cữ. Nếu phải sinh con trên máy bay thì thật chẳng dễ chịu gì.

7. Tôi có nên ngừng sử dụng máy tính khi mang thai không? Tôi lo là nếu làm vậy con tôi sẽ bị ảnh hưởng.

Không hề có nghiên cứu nào cho đến nay có thể chứng minh rằng dùng máy tính có hại cho sự phát triển của em bé. Vấn đề liên quan đến thai kỳ duy nhất được ghi trong tài liệu đó là việc sử dụng máy tính quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới ống cổ tay.

8. Thỉnh thoảng, con tôi đạp mạnh và nhiều hơn những em bé khác. Tôi có nên lo lắng.

Số lần bé đạp bụng mẹ có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, không nhất thiết phải cố định một mức độ nhất định. Ngược lại, nếu bạn thấy con bạn đạp ít nhất 10 lần trong vòng 6 giờ thì điều đó chứng tỏ em bé đang rất khỏe mạnh.

9. Tôi sợ sẽ sinh con trên đường đến bệnh viện

Trừ khi bạn có các hoạt động quá mạnh, và có công việc đột xuất không thể chuẩn bị cho thời điểm trở dạ của mình, còn hầu như bạn không cần phải quan tâm về vấn đề này. Mẹ thiên nhiên dành cho người phụ nữ một cảm giác đủ lớn để họ biết đâu là lúc cần phải đến bệnh viện trước lúc em bé chuẩn bị chào đời.


10. Tôi lo là mình sẽ đẻ muộn. Liệu sinh muộn có ảnh hưởng gì cho thai nhi?
 
Hầu hết các bác sĩ sẽ theo dõi qua quá trình siêu âm xem bạn có sinh muộn hay không và sẽ yêu cầu bạn làm một số biện pháp để theo dõi mức độ hoạt động của em bé. Nếu bác sĩ kết luận rằng tốt nhất là can thiệp để em bé ra đời chứ không nên để lại bên trong tử cung thì lúc đó, nhiệm vụ của bác sĩ sẽ là bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con. Ngược lại, nếu bác sĩ cho biết, con bạn chỉ sinh trễ một thời gian ngắn thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
AloBacsi.vn((Theo Eva.vn/ BC)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]