Giải mã nguyên nhân người mù ít mắc ung thư vú

(Kiến Thức) - Nồng độ melatonin trong máu cao là nguyên nhân chính giúp người khiếm thị ít phải đối diện với nguy cơ ung thư vú.

0

Khẳng định giả thuyết trên, tiến sĩ J. Kilikiene và cộng sự đến từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Na Uy cho biết: melatonin được tiết ra từ tuyến tùng có trong não và được sản xuất chủ yếu khi cơ thể không nhìn thấy ánh sáng. Melatonin có tác dụng ức chế sự bài tiết estrogen nên có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc ung thư ở cơ thể người.

Để củng cố nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hơn 15.000 phụ nữ có vấn đề về thị lực. Trong số đó, gần 400 đối tượng hoàn toàn không thể nhìn thấy ánh sáng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người khiếm thị giảm được 36% nguy cơ mắc ung thư vú. Đặc biệt, những người bị mù khi tuổi đời còn trẻ thì khả năng mắc bệnh thấp hơn 49% so với người khỏe mạnh.

Giới nghiên cứu lý giải chính việc không nhìn thấy ánh sáng ở người mù đã thúc đẩy cơ thể tiết ra một lượng lớn melatonin; giúp làm giảm lượng estrogen và hạn chế tình trạng mắc bệnh.

Ngoài tác dụng ngừa u vú, thử nghiệm trên chuột cũng chỉ ra melatonin làm giảm các tổn thương não do thiếu máu cục bộ ở não và tim. Hoạt động chống oxy hóa của  melatonin làm giảm bớt thiệt hại gây ra bởi bệnh Parkinson, ngăn ngừa loạn nhịp tim và góp phần tăng 20% tuổi thọ trung bình.

Được biết, hormon melatonin được tiết ra chủ yếu ở tuyến tùng khi tối. Tuyến tùng (pineal gland) nằm ở não thất thứ ba, trong hố yên ngựa. Sở dĩ gọi là tuyến tùng vì nó có hình dạng giống như quả thông, dài khoảng 0,64cm, nặng khoảng 0,1g. Nồng độ melatonin được tiết ra cao nhất vào khoảng hai giờ sáng đối với người trẻ tuổi và ba giờ sáng ở người lớn tuổi. Đặc biệt, mức độ tối đa melatonin được tiết ra ở người cao tuổi chỉ bằng một nửa đối với người trẻ, và mức độ thấp vào ban ngày. Khi mặt trời lặn, sự thiếu ánh sáng sẽ gây ra những tín hiệu thần kinh để kích thích tuyến tùng bắt đầu tiết ra melatonin.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]