Giải pháp thay thế nói “không” với bé

Thay vì: “Không được ném bóng ở bếp”, bạn hãy thử: “Con mang bóng ra ngoài sân ném với bố nhé”.

0

Nếu con bạn làm điều gì đó nguy hiểm, hãy cảnh báo bé theo hướng tích cực rằng bạn không cho phép bé làm thế: “Con không được đi xuống lòng đường, đi trên vỉa hè thôi vì như thế mới an toàn”.

Nếu bạn không có đủ thời gian để giải thích sự nguy hiểm đang cận kề (chẳng hạn bé xô tới một phương tiện giao thông hay một cái bếp nóng), hãy cho bé cảnh báo trực tiếp, ví dụ: “Dừng lại, nguy hiểm đấy”.

Cung cấp các tùy chọn

Bé 2 tuổi rất thích độc lập và được tự kiểm soát. Vì thế, nếu thấy bé đang chú ý đến con dao sắc thì bạn có thể nhanh chóng đưa cho bé vài miếng khoai tây thay thế; sau đó, đặt con dao ra khỏi tầm tay bé. Khi bé đòi ăn một mảnh chocolate, tránh từ chối thẳng thừng mà thay vào đó, bạn cung cấp cho bé vài lát nho hay miếng táo.

Để bé mất tập trung

Bé lên 2 rất ghét bị ép phải rời khỏi các đối tượng nguy hiểm nhưng lại dễ dàng bị phân tâm bởi nhiều thứ khác. Nếu bé định thò tay tới đồ thủy tinh trong siêu thị, bạn có thể chỉ cho bé các hàng hóa được treo trên cao. Sau đó, bạn đưa bé khỏi những địa điểm đầy “cám dỗ”.

Tránh các vấn đề

Hãy tạo những môi trường an toàn cho bé nhưng không làm cản trở trí tò mò của con bạn. Thay vì phải cảnh báo bé liên tục về dây điện, ổ cắm điện hay các đồ vật dễ vỡ, bạn hãy tìm cách để bảo vệ bé khỏi những đồ vật này. Cho bé những lựa chọn an toàn và thoải mái; chẳng hạn, ra sân chơi với chị gái.

Nếu ở siêu thị, bạn nên tách bé khỏi những quầy có hàng dễ vỡ.

Đừng cầu toàn quá

Có rất nhiều cơ hội học hỏi cho bé nhưng cha mẹ lại xem đó là những “trò bẩn”: nếu bé đạp tung tóe một vũng nước sạch, sao bạn không để cho bé được làm điều đó?

Nếu bé thích mút sữa chua còn sót lại trên ngón tay của bé thì cũng chẳng phải chuyện gì ghê gớm lắm. Cần hiểu cho những cảm giác vui vẻ của bé khi được phiêu lưu, khám phá, miễn là chúng an toàn.

Khi cần, phải nói ‘không’ cương quyết

Tất nhiên khi hành vi của bé không được phép, bạn cần nghiêm khắc nói ‘không’. Hãy bình tĩnh và nói chính xác: “Không kéo đuôi con mèo”.

Còn nếu bạn chỉ nói: “Không, không” thì tức là bạn đã gửi cho bé một thông tin lộn xộn và chắc chắn sẽ không ngăn cản được bé. Khi bé nghe lời, hãy tặng cho bé nụ cười, cái ôm và một đề nghị tích cực: “Mẹ con mình ra kia chơi nhé”.

Theo Phương Thảo - Mevabe.net

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]