Giải phẫu bệnh dạ dày

15.5813

Dạ dày gồm 4 phần:

Tâm vị: Phần tiếp giáp với thực quản. Có các tuyến chế tiết nhầy, không có tế bào thành (chế tiết acid và yếu tố nội) hay tế bào chính thức (chế tiết enzym pepsin).

Đáy vị: Phần phồng to ở dưới cơ hoành, bên trái thực quản, có các tuyến giống ở thân vị.

Thân vị: Phần to nhất, giữa đáy vị và hang vị, có các tuyến dạ dàỳy với tế bào thành và tế bào chính thức.

Hang vị: Từ thân đến cơ vòng môn vị. Đôi khi đoạn hẹp dài 2-5 cm của hang vị nằm gần môn vị được gọi là ống tiền môn vị. Các tuyến ở hang vị không chế tiết acid peptide nhưng là nơi chính tiết ra gastrin.

Thành dạ dày được phủ bởi một lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp sâu với tế bào bề mặt hình trụ cao chế tiết nhầy, nhân nhỏ nằm sát đáy, bào tương có những hạt mucigen (nhuộm mucicarmine trong kỹ thuật nhuộm PAS). Cấu trúc siêu vi cho thấy các tế bào bề mặt này có những vi nhung mao ngắn được bọc bởi một lớp glycocalyx mỏng và mịn trên bề mặt tự do. Sâu trong các nếp gấp niêm mạc dạ dày, có các tế bào thượng mô đã thay đổi, chứa ít hạt mucigen (chỉ có một lớp mỏng ngay trên bề mặt tế bào), có nhiều nhân chia, được coi như là tế bào tiền thân của tế bào thượng mô bề mặt và của tế bào tuyến dạ dày. Toàn bộ niêm mạc bề mặt dạ dày được thay thế hoàn toàn mỗi 2-6 ngày.

Các tuyến tâm vị được lót bởi một lớp tế bào giống tế bào vừa kể trên, tiết ra mucin. Giữa các tế bào tiết mucin có rải rác tế bào ưa bạc.

Các tuyến dạ dày ở thân và đáy vị gồm có tế bào tiết nhầy ở phần trên, tế bào chính tiết pepsinogen ở phần dưới, tế bào thành tiết acid và tạo ra yếu tố nội tại thì nằm rải rác giữa các tế bào chính. Tế bào chính to, nhạt màu, có chứa các hạt sinh enzym, dạng đỉnh tiết. Tế bào thành nhuộm màu eosin sáng, có nhiều ti thể, nhiều khe nội bào trong đó có acid dạ dày.

Các tuyến môn vị, nơi chủ yếu tiết ra gastrin, ở vùng hang vị. Tế bào tuyến giống như các tế bào ở cổ của tuyến dạ dày, có các hạt giống như các hạt trong tế bào chính. Cũng có nhiều tế bào nội tiết chế tiết gastrin.

Các tế bào nội tiết phân bố rải rác trong các tuyến ở những vùng khác nhau của dạ dày. Ngoài ra, các tế bào này nằm rải rác khắp ống tiêu hoá và nếu tính tổng số các tế bào này thì ống tiêu hoá là cơ quan nội tiết lớn nhất cơ thể. Một số tế bào này có thể khử các muối bạc hòa tan nên được gọi là tế bào ưa bạc. Chúng cũng cho phản ứng ưa crôm dương tính nên cũng có tên là tế bào ưa crôm ở ruột. Các tế bào nội tiết khác không có khả năng khử như trên nhưng có thể hấp thu chất bạc trước khi khử nên được gọi là tế bào ưa bạc. Cũng có những tế bào không gắn muối bạc. Dưới kính hiển vi điện tử, các tế bào nội tiết chứa các hạt chế tiết một loại nội tiết tố đặc biệt ở ống tiêu hoá. Ở dạ dày, chúng tiết ra serotonin (5-hydroxy tryptamine, một loại nội tiết tố có amin và peptide), gastrin, somatostatin, peptide hoạt mạch, bombesin và có thể glucogen. Các tế bào nội tiết thuộc nhóm tế bào của hệ nội tiết lan tỏa.

Cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày

1.  Cấu tạo của lớp niêm mạc: Cực đỉnh tế bào lót niêm mạc có lớp màng đặc biệt giúp ngăn sự thấm nhập acid vào tế bào

2. Chất nhầy và ion HCO-3  do tế bào niêm mạc chế tiết tạo lớp nhầy có pH trung tính ở bề mặt tế bào.

3. Prostaglandine (nhóm E) do các tế bào niêm mạc tổng hợp giúp tăng sự chế tiết bicarbonate, sự tưới máu nuôi dưỡng và tốc độ tăng trưởng của lớp niêm mạc.

4. Sự lưu thông của máu ở lớp niêm mạc. Thiếu máu lớp niêm mạc sẽ dẫn đến sự giảm sức đề kháng của lớp này.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]