Giảm thị lực, nhức mắt... có phải là triệu chứng của bệnh glaucoma không Alobacsi?

Mời bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn trực tiếp do BS Cao Thị Lan Hương giải đáp thắc mắc của độc giả AloBacsi ngày 17/7.

15.6013
BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương - BV Nhân dân Trưng Vương

- Tuấn - [email protected]

Kính thưa bác sĩ,

Mấy ngày nay em bị mọc mụn nhỏ thành bạt rộng bằng bàn tay ở hai bên háng. Nó bị ngứa nhưng không nhiều. Không biết là em bị bệnh gì. Có nguy hiểm không? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em

Em cần phải đến khám BSCK da liễu để được quan sát và khám trực diện sang thương da của em mới đưa ra kết luận chắc chắn nhất và kê thuốc thích hợp.

Dựa vào thông tin em cung cấp, có khả năng đó là nấm bẹn. Nhìn chung các bệnh lý về da thường không nguy hiểm đến tính mạng, em khám BS sớm để trị bệnh hết sớm.

- Nguyễn Thị Phương Thảo (19 tuổi)

Gần đây cháu hay bị đau đầu vùng xương đầu lông mày phải. Hiện tại cháu đang bị glôcôm góc mở nguyên phát.

Vậy tình trạng đau đầu của cháu có liên quan đến glôcôm không ạ? Hay cháu bị bệnh gì khác? Mong bác sĩ tư vấn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em

Đau khu trú 1 điểm thì không đáng lo, thường là do va chạm không chú ý, mụn nhọt sắp hình thành, giật cơ...

Nếu em đau âm ỉ liên tục thành 1 vùng gần đầu lông mày phải, đặc biệt là có kèm theo 1 hay nhiều triệu chứng sau: giảm thị lực, khi vào nơi thiếu ánh sáng, cảm giác nặng mắt khi làm việc nặng, nhức mắt kèm đỏ mắt nhẹ, nhìn mờ như sương mù, thấy quầng xanh đỏ khi nhìn đèn, buồn nôn; thì hướng tới dấu hiệu trở nặng của bệnh glaucoma góc đóng, em cần tái khám lại BSCK mắt ngay

- Nguyễn Thị Huyền Trang

Cháu chào bác sĩ ạ,

Thỉnh thoảng tai trái của cháu xuất hiện tiếng ù ù giống như tiếng trống đánh trong tai hay nghe giống như có con gì bò trong tai vậy, rồi đau nhói trong tai.

Trước đây nó chỉ đau nhẹ và không kéo dài lâu nhưng gần đây nó đau nhức lắm ạ, mỗi lần xuất hiện thì kéo dài rất lâu khoảng nửa tiếng. Mong bác sĩ tư vấn cho cháu. Cháu cảm ơn. 

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Với tình trạng này em cần phải đến khám BS tai mũi họng càng sớm càng tốt.

Triệu chứng ù tai kèm đau nhói trong tai, không kèm chóng mặt, thường là biểu hiện của viêm ống tai ngoài, viêm tắc vòi tai (gặp trong viêm mũi xoang), viêm tai giữa...nếu để lâu có thể làm viêm nhiễm lan rộng, điếc không hồi phục. Thân!

- Vũ tiến lợi - Bắc Ninh

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi thỉnh thoảng mới uống rượu bia. Gần đây cứ mỗi lần uống nhiều là đầu gối xà cánh tay lại nhứ mỏi buốt tận xương rất khó chịu. Bác sĩ tư vấn giúp em với.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Sau bữa nhậu nhiều rượu kèm đồ ăn giàu đạm, việc xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp cần phải kiểm tra có tăng acid uric máu hay không, là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.

Nếu đau nhức xương sau uống rượu kèm nổi ban ngứa, đỏ khắp người thì triệu chứng này nghiêng về dị ứng, tác dụng phụ của các tạp chất trong rượu nhiều hơn.

Nhìn chung, em cần kiêng hẳn rượu và khám sức khỏe tổng quát (nếu không thực hiện trong 6 tháng - 1 năm gần đây) để kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân.

- Minster Kim (18 tuổi)

Gần đây tính cách và tâm trạng em rất bất ổn. Trước đây, em luôn vui vẻ hòa đồng với mọi người thích những chuyến đi nhưng bây giờ em lại không hứng thú với những việc đó nữa.

Em muốn mình trở thành những con người lạnh lùng và không muốn quan tâm đến thế giới xung quanh mình nữa.

Không muốn nói chuyện và kết bạn với một ai. Và em cũng rất hay có ý định tự tử hoặc rời xa nơi mình đang sống. Vậy có phải em đang bị tự kỷ không ạ?  

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em

Tự kỷ là một rối loạn chức năng não đã có từ trước 3 tuổi, nên bệnh này là ở trẻ nhỏ, cũng có trường hợp người lớn mắc bệnh tự kỷ nhưng do lúc nhỏ chưa phát hiện do ở mức độ nhẹ.

Nếu các rối loạn tinh thần của em mới xuất hiện gần đây, thì ít nghĩ đến tự kỷ, mà hướng nhiều đến các rối loạn khác như trầm cảm nhiều hơn.

Nếu bản thân em không tìm ra nguyên nhân và không thể tự khắc phục được, tôi khuyên em nên tìm đến BS tâm lý và BSCK tâm thần kinh để hỗ trợ em, nếu tốt chỉ cần trị liệu trong thời gian ngắn là khỏi, tránh để dự hậu xấu nhất có thể xảy ra là tự tử.

Tại TPHCM, em có thể đến bệnh viện 175, BV Nguyễn Tri Phương, BV Đại học y dược là các cơ sở có chuyên khoa thần kinh khá mạnh. 

- Quỳnh (26 tuổi) - [email protected]

Em bị đau dưới vai phải. Vì em phải đi làm quãng đường xa bằng xe máy. Sáng đi thì không sao nhưng chiều về cầm tay lái thì bị đau và nhói ở bên dưới vai phải.

Em có đi châm cứu nhưng vẫn không khỏi. Bác sĩ cho em hỏi giờ em phải khám như thế nào ạ?

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em

Tốt nhất là em nên khám BSCK cơ xương khớp. Tuy nhiên, dù BS giỏi đến đâu, thuốc có tốt cỡ nào thì cũng có tác dụng phụ nếu dùng liều cao, kéo dài, trong khi em còn tiếp tục chạy xe máy đường trường thì hệ khớp, dây chằng gân cơ vẫn sẽ tiếp tục bị tổn thương nên sẽ tái phát ngay khi ngưng thuốc.

Điều em nên làm để trị bệnh này là cần cân nhắc thay đổi phương tiện đi lại của mình cho hợp lý.

- [email protected] (20 tuổi)

Gần đây cháu thấy lo lắng về sức khỏe của mình. Cháu có bị đại tiện ra máu khi đại tiện đau rát hậu môn nhưng thời gian sau đó đến giờ là không bị ra máu nữa nhưng bây giờ cháu thấy mỗi lần đi đại tiện thì có gì đó vướng víu khó chịu ở hậu môn và có dịch nhầy.

Cho cháu hỏi đó có phải bệnh trĩ không ạ và trĩ độ mấy? Cần dùng biện pháp và thuốc nào để điều trị dứt điểm ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Nhiều khả năng là em có bệnh trĩ, khoảng độ 1 - 2 mà thôi (độ 4 là nặng nhất). Muốn điều trị dứt điểm chủ yếu là thay đổi lại chế độ ăn và sinh hoạt, việc dùng thuốc mang tính hỗ trợ và chỉ kê toa khi khám BS trực tiếp (đây là quy định của bộ y tế).

Các biện pháp không dùng thuốc để phòng ngừa là ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, tăng cường rau xanh, trái cây.

Đặc biệt là uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày, không ngồi quá lâu trên bồn cầu, nếu táo bón kéo dài có thể sử dụng 1 gói Duphlac mỗi ngày để mềm phân, nên tăng cường vận động để tăng nhu động ruột. 

- Trần Thu hà - Hải Phòng

Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có hiện tượng ngứa cách đây 3, 4 ngày. Ban đầu là ngứa ở vùng mông nhưng hôm sau lan ra khắp vùng dưới, ở nhũng vùng này thì có mụn li ti và rất ngứa.

Tiếp theo là ngứa ở tay, chân nhưng không thấy dấu hiệu gì như mụn hay mẩn đỏ gì cả, râm ran ngứa bên trong da. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu tại sao lại bị như vậy và phải dùng thuốc gì ạ?

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em

Ngứa da, đặc biệt là ngứa toàn thân có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như dị ứng, nấm da, ghẻ, chấy rận, chàm, bệnh lý gan, thận, nhiễm giun sán...

Do đó em cần đến BV Da liễu để được kiểm tra toàn diện, mới có định hướng bệnh chính xác và điều trị thích hợp nhé. 

- Trần Thị Bích Liễu

Em đang bắt đầu điều trị Lao. Hiện tại ngực em đang có dấu hiệu đau do sắp đến ngày hành kinh. Vậy xin hỏi như thế có ảnh hưởng đến kinh nguyệt em không ạ?      

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Thuốc điều trị lao không ảnh hưởng trực tiếp lên chu kỳ kinh nguyệt và hormone sinh dục trong cơ thể.

Tuy nhiên, các thuốc dùng thường gây nóng trong người, ảnh hưởng ít nhiều lên gan thận, thêm vào tâm lý căng thẳng không thoải mái khi bị bệnh có thể khiến rối loạn hormone sinh dục và ảnh hưởng lên chu kỳ kinh nguyệt, nhưng điều này không đáng ngại.

Em chỉ cần uống thuốc đúng theo chỉ định, uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày), ăn nhiều rau xanh trái cây đầy đủ dưỡng chất và sống vui khỏe thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ vẫn như bình thường.

- Châu Thị Tuyết Mai

Chồng tôi khám và mổ sinh thiết hạch được BS chẩn đoán là lao hạch. Uống thuốc đuợc 1 tháng nay nhưng lại nỗi thêm 1 hạch nhỏ bằng đầu ngón tay út ở mép tai trai.

Và 1 hạch nhỏ bằng hạt đâu xanh ở cổ tay phai. Thưa BS chồng tôi đuợc chẩn đoán có đúng không và có kháng thuốc không?

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Kết quả giải phẫu bệnh qua sinh thiết hạch có độ tin cậy và chính xác cao. Trong tiến trình điều trị lao hạch mà hạch lại tiếp tục nổi thêm, thì cần phải đến bệnh viện khám nghiệm lại.

Vì có khả năng người bệnh nhiễm chủng vi khuẩn lao kháng với thuốc đang trị, nhưng đây chỉ là khả năng có thể xảy ra, để chẩn đoán xác định cần kiểm tra thêm 1 số thứ, nếu thật sự vậy thì bs sẽ chuyển sang phác đồ điều trị khác. Người bệnh cần chú ý uống thuốc đúng theo hướng dẫn, ăn uống đầy đủ chất. 

- Nguyễn Mùi - [email protected]

Chào bác sĩ. Em là bệnh nhân ưng thư vòm họng mới điều trị hoá xạ trị song. Nhưng sao từ lúc xạ trị mũi thứ 30 đến mũi thứ 35 em bị nhiệt lưỡi và đau họng không ăn được gì. Mong bác sĩ tư vấn giờ em nên dùng thuốc gì cho cổ họng em đỡ đau và rát. 

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị sẽ tăng dần theo liều và số đợt điều trị.

Các phương pháp không dùng thuốc có thể hỗ trợ cho bạn là uống nước ấm, ăn thực phẩm mềm và vệ sinh, giàu dinh dưỡng như sữa, súp (có thịt, cá, rau củ lấy nước) nêm vừa ăn, không vị chua, cay, dầu mỡ, uống được nước ép trái cây càng tốt.

Tuy nhiên trái cây cần gọt vỏ và phải đảm bảo hoàn toàn vệ sinh vì cơ thể bạn hiện nay rất yếu, dễ bị nhiễm trùng.

Có thể súc miệng với povidine xanh mỗi ngày để ngừa nhiễm khuẩn. Các phương pháp bổ sung thêm thuốc kháng như vitamin PP, vitamin C cũng hỗ trợ lành vết loét miệng, hiệu quả tùy người, tuy nhiên phải hỏi ý kiến BS điều trị vì BS nắm rõ tình trạng chức năng gan, thận...mới quyết định bạn có dùng được hay không.

- Tiềm Văn - [email protected]

Em đi tắm biển được thời gian về thấy đau đầu phần trán bên lông mày trái dọc xuống sống mũi, khi xì mũi có thấy mủ trắng, em nghĩ mình bị xoang có phải không ạ. Đầu đau suốt ngày không làm đưược gì. Mong BS cho biết có thuốc nào điều trị không ạ?

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Nhiều khả năng em đang bị viêm mũi xoang. Em cần đến khám BSCK tai mũi họng để được điều trị thích hợp, các thuốc em cần dùng có liên quan đến kháng sinh nên bs cần thăm khám trực tiếp mới kê toa được.

Trong thời gian này, em có thể sử dụng loại nước xịt mũi như nước muối sinh lý, Xysat rửa mũi mỗi 3 - 4 lần trong ngày rất tốt.

- Nguyễn Tiến Phước

Chào bác sĩ,

Chụp X-quang gãy chân phải ống ngón chân 3, 4 và xương mu bàn chân dưới ngón cái hình như là xương chêm 1 cháu đi bó lá đến nay được 9 ngày chỉ giảm sưng lúc bó được 1 tuần.

Thầy lang đã bắt phải tập đi cháu nghe nói bó lá không an toàn bây giờ cháu muốn bó bột lại có được không và về sau tập đi như thế nào      

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Xử trí như trên quả thật không an toàn. Trước mắt em cần đến bệnh viện chấn thuơng chỉnh hình để BS khám lại, chụp lại phim X-quang xem độ di lệch xương hiện nay như thế nào rồi sẽ quyết định hướng xử trí tiếp theo, thông thường nếu bó bột cố định xương để xương lành tương đối vững là 1 tháng.

Trong giai đoạn cố định xương, nên hạn chế đi lại, ngồi hay nằm ngủ nhớ chú ý kê chân cao, tự tập co gồng nhẹ nhàng các cơ ở bàn chân để máu lưu thông tốt. Khi tháo bột/nẹp cố định rồi mới tập đi lại nhẹ nhàng tăng dần.

- Châu Phúc Thoại

BS cho em hỏi sáng nào cũng ụa, khoảng hơn nửa năm, trong thời gian đó em có dùng thuốc chữ P, dùng 3 - 4 ngày nó đỡ. Xong em ngưng bị lại, rồi dùng tiếp nó đỡ. BS cho em hỏi làm sao trị nó triệt để. Em cảm ơn!            

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Nếu em là nữ, có quan hệ tình dục thì điều đầu tiên làm là thử thai.

Trường hợp em là nam hay nữ không có thai, triệu chứng buồn nôn kéo dài hơn nửa năm cần phải đi khám BS, thông thường là triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc chữ P là Phospholugel chỉ là thuốc trung hòa acid tức thời nên giảm triệu chứng, không điều trị dứt điểm được bệnh.

Do đó em nên đi khám BSCK tiêu hóa là tốt nhất, sau thăm khám bs sẽ kê thuốc điều trị phù hợp với cơ địa của em.

- Xuân Vũ - [email protected]

Thưa bác sĩ, em bị chai chân, em mổ được 5 ngày rồi, hằng ngày em vẫn rửa vết thương thay băng đều.

Người ta có nói là sau 20 ngày thì cắt chỉ được, vậy thì sau hai mươi ngày đó em có làm được việc nặng như bốc vác không bác sĩ?     

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Mốc 20 ngày chỉ là thời gian để cắt chỉ, khi đó vết thương vẫn chưa lành hẳn nên tốt nhất em không nên làm việc nặng như bốc vác ở thời điểm này.

Nên theo dõi thêm 7 - 10 ngày cho vết thương lành hẳn, miệng vết thương khép, không có sưng nóng đỏ đau hay rỉ dịch bất thường, đi lại không chảy máu thì em có thể làm việc và sinh hoạt lại như bình thường.      

                                                                     Đây là chương trình tư vấn sức khỏe phục vụ cộng đồng - hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ của chúng tôi làm việc trên tinh thần hết lòng vì Sức khỏe cộng đồng, theo lời thề Hippocrates - Lời thề Đạo đức Y khoa.

Chúng tôi sẵn sàng sẻ chia những lo âu, giải đáp các thắc mắc của bạn - vô điều kiện.

Mời bạn gửi câu hỏi bằng 1 trong 4 hình thức sau:

+ Gửi câu hỏi thông qua hệ thống đặt câu hỏi của chuyên mục Khám bệnh online

+ Gửi đến địa chỉ email: [email protected]

+ Gửi tin nhắn đến địa chỉ Facebook:  https://www.facebook.com/WebAlobacsi?fref=ts

+ Gọi điện thoại trực tiếp đến số 0976 328 725 hoặc 08 66 800 367 (từ 17 - 19g từ thứ 2 đến thứ 7).

Trân trọng


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]