Giúp mẹ phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho bé

Người bị đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi đang trong thời kỳ ủ bệnh, chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh rõ ràng. Dù bệnh nhân đã khỏi nhưng vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

0

Thời gian gần đây, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát dữ dội trên cả nước. Đừng đợi đến khi bé yêu có những dấu hiện mắc phải dịch bệnh mới lo chữa trị, hãy ngăn chặn vi rút gây bệnh đau mắt đỏ cho con bạn ngay cả khi đôi mắt bé vẫn khỏe mạnh.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ:
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ:
Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc do loại virus có tên Adenovirus gây ra. Bệnh có thể lây lan qua nhiều đường, nhưng nhanh nhất là qua đường hô hấp, vì vậy mà virus gây bệnh đau mắt đỏ phát tán rất nhanh và dễ trở thành dịch. Người bị đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi đang trong thời kỳ ủ bệnh, chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh rõ ràng. Đặc biệt là cho dù bệnh nhân đã khỏi nhưng vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Do tính lan truyền nhanh nên có khi một người trong gia đình mắc phải,là mọi thành viên trong gia đình cũng nhiễm bệnh theo.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:

  • Mắt đau, cảm giác khó chịu giống như có gì cộm trong mắt. Nước mắt chảy nhiều và có nhiều rỉ (ghèn), nhất là sau khi ngủ dậy, có khi rỉ (ghèn) làm mi mắt dính chặt.
  • Mi mắt và kết mạc bị sưng, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai.
  • Dấu hiệu đi kèm còn có thể là ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ nhỏ).

2. Phòng ngừa nhiễm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ bằng cách nào:
Trường hợp khi bé chưa bị nhiễm mầm bệnh:

  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, trái cây, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho bé. Uống thật nhiều nước để cơ thể có thể thải được độc tố trong cơ thể.
  • Vì bệnh lây lan qua nhiều đường: qua hô hấp, qua nước bọt, qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, nên tuyệt đối không dùng chung: khăn mặt, chậu rửa, bàn chải,….Mỗi người trong gia đình nên có riêng cho mình đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé: rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch. Trước khi vệ sinh mắt, cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh khăn mặt thật sạch và phơi ngoài nắng.
  • Không để bé có thói quen lấy tay dụi mắt, gãi mắt.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh. Khi đến những nơi đông đúc, nên cho bé mang khẩu trang. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân khi bé đến lớp, như: khăn mặt, chậu rửa, bàn chải,…
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối,…

Trường hợp bé có những dấu hiệu ban đầu:

  • Khi bé bắt đầu bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác. Nếu thấy con có những dấu hiệu nhiễm bệnh, bạn nên cho bé ở nhà, không đưa đến trường học hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
  • Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh. Lấy sạch rỉ mắt cho bé bằng ngày bằng bông gòn. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nhỏ mắt cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi thấy mắt bé có dấu hiệu bị nặng hơn, nên đưa đến bác sĩ để điều trị kịp thời và hiệu quả.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]