Giúp trẻ miễn dịch tốt hơn

ANTĐ - Các nhà miễn dịch học nhận thấy, vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, tỷ lệ trẻ em bị nhiễm virus đường hô hấp ảnh hưởng đến mũi họng tăng bất thường. Thời tiết lạnh gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em, do đó, một chiến lược thông minh nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch là cách thức phòng ngừa tốt nhất các bệnh truyền nhiễm.

31.2022
Dù là mùa đông vẫn nên cho trẻ tiếp xúc không khí ngoài trời
 
Có nhiều lý do khiến trẻ dễ nhiễm virus trong thời tiết lạnh. Các em ở trong nhà nhiều hơn, môi trường trong phòng chính là nguyên nhân hàng đầu cho sự lây lan của virus đường hô hấp. Trẻ em có đường dẫn khí ngắn hơn nên virus di chuyển từ mũi vào phía sau họng và lên ống tai dễ dàng. Cùng với đó, hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và các kháng thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp chưa được hoạt động ở “tốc độ đầy đủ”. Nhưng có những bước quan trọng mà cha mẹ có thể làm để một là ngăn chặn sự lây lan ngay ở giai đoạn đầu và hai là hỗ trợ trong việc phục hồi nhanh hơn.

Tận hưởng không khí bên ngoài. Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng cần không khí lưu thông dù là ở trường hay ở nhà vì không khí bên ngoài làm giảm không khí trì trệ trong phòng dẫn đến bệnh đường hô hấp. Cha mẹ cũng cần “làm thoáng” hệ hô hấp của con mình bằng cách cho con chơi ngoài trời, trung bình trẻ em ở Mỹ dù thời tiết lạnh cũng được chơi ở ngoài trời trung bình 30 phút mỗi ngày.

Lau điều khiển từ xa. Nếu trong nhà có trẻ, hãy chú ý lau các điều khiển từ xa thường xuyên. Theo các nghiên cứu đã chứng minh điều khiển trong khách sạn là nguồn lây nhiễm virus lớn.

Tạo thói quen rửa tay. Đơn giản là quả bóng nhựa lớn trong trung tâm vui chơi cũng có đủ lượng vi trùng khiến trẻ có thể bị ốm. Vì thế, cần rửa tay sạch có chất khử trùng sau mỗi lần đi chơi. Từ những bước nhỏ như vậy, trẻ sẽ có thói quen tốt trong suốt cuộc đời khi ý thức được đâu là môi trường có mầm bệnh bị nhiễm khuẩn (như nhà vệ sinh công cộng).

Tăng cường hệ miễn dịch. Một số trẻ may mắn có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng chúng ta có thể giúp cho bất kỳ trẻ nào tăng cường hệ miễn dịch của bé. Phương pháp hàng đầu là bổ sung vitamin A, B, C và D - đóng vai trò cốt lỗi trong thúc đẩy khả năng miễn dịch.
Chớ lạm dụng thuốc kháng sinh. Nhiều bậc phụ huynh cho con mình uống thuốc kháng sinh ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của một dạng nhiễm virus. Thực tế là kháng sinh không có tác dụng trong việc chống lại virus. Thậm chí, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chúng còn có hại như làm giảm miễn dịch và việc hồi phục sẽ lâu hơn.

Biết khi nào cần đến bác sĩ nhi khoa. Nếu trẻ sốt cao hơn 39 độ C hoặc sốt trên 38 độ C kéo dài từ 3 ngày trở lên, cần được một chuyên gia y tế thăm khám. Mặc dù, khi bị nhiễm trùng, trẻ sốt 38,5 độ C là rất phổ biến và trong tình huống tương tự, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn so với người lớn bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn làm quen dần với “cuộc chiến” chống nhiễm trùng. Và một khi không còn sốt cao nhưng đầu vẫn ấm, hãy để cơ thể trẻ tự điều chỉnh để phục hồi.

Khuyến khích trẻ vận động. Một đứa trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp nếu nằm nhiều trên giường hoặc trên ghế sofa sẽ khiến cho nước mũi dồn lại trong cổ họng và ngực. Khi đó, hãy khuyến khích trẻ dậy và đi bộ quanh nhà nếu thấy đủ sức khỏe.

Đừng quên tiêm phòng. Tiêm phòng là cách chủ động để đáp ứng miễn dịch của trẻ, như vaccine cúm chẳng hạn.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]