Hải Sản ngon nhưng cũng dễ gây ngộ độc cho người dùng

15.6009
Các loại hải sản này rất quen thuộc với mọi người , nhưng nó cũng chứa những chất không tốt đối với sức khỏe của con người , một số loại chứa nồng độ cao chất béo bão hòa, cholesterol, natri, chất độc, thuốc trừ sâu và hóa chất. Những Nguy cơ do ăn hải sản sống đối với cơ thể con người .

Nhiễm giun sán: Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không được chế biến ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống kiểu gỏi cua sẽ rất dễ mắc bệnh đỉa phổi. Trùng Lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu Lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống... còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn.

Ngộ độc: Một số loại hải sản luôn chứa độc tố như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển... Bằng mắt thường, không thể phát hiện có chất độc hay không, các loại độc tố lại thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường, vì vậy tốt hơn cả là tránh ăn các loại hải sản này. Ai từng bị ngộ độc hải sản thì nhớ mãi, nhẹ thì đau quặn ruột, vã mồ hôi, tiêu chảy..., nặng thì co giật, hôn mê, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Dị ứng: Hải sản là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong lý do dị ứng thực phẩm. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có cơ địa không hợp với chúng từ các loại tôm, cua, ghẹ... cho đến những loại cá biển như cá nhám, cá hồi, cá ngừ...

1. Cá hồi nuôi

Cá hồi là loại cá rất được mọi người ưa chuộng bởi những món ăn làm từ cá hồi chúng rất ngon và cực kỳ bổ dưỡng nữa.
Trong cá hồi nuôi có chứa chất polychlorinated biphenyls (PCBs) được sử dụng trong các máy biến áp và thiết bị điện tồn tại trong cá hồi nuôi do loại cá này dễ hấp thụ PCBs từ thức ăn. Cá hồi chứa nhiều gấp 3 lần lượng PCBs so với các loại hải sản khác. Cá hồi nuôi được nuôi trong lồng chật nên chúng béo hơn cá hồi hoang dã. Điều đó có nghĩa là nhiều PCBs và thuốc trừ sâu được tích tụ ở cá trong thời gian dài.

2. Hàu sống

Hàu là loại hải sản được ăn tái với chanh hoặc mù tạt. Tuy món hàu sống cung cấp nhiều chất đạm, vitamin, kẽm... cho cơ thể nhưng chúng cũng mang vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả.
Hàu rất giàu kẽm, dưỡng chất tốt cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh, nhưng với sự gia tăng mức độ ô nhiễm biển, thì ăn hàu hại nhiều hơn là lợi. Hàu sống chứa hàm lượng chất purin cao (hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thận và gan) và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Để ăn hau được an toàn thì các bạn nên nấu chín hàu trước khi sử dụng để tránh được các nguy cơ gây hại đến cơ thể.

3. Tôm

Tôm là hải sản được tiêu thụ nhiều nhất đối với người dân chúng ta không chỉ ngon mà chúng rất bổ dưỡng. Mặc dù chúng rất giàu protein và ít chất béo, nhưng nếu chúng bị ô nhiễm sẽ có hại đối với sức khỏe của con người. Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy trong nhiều sản phẩm tôm chế biến và một lượng lớn thuốc kháng sinh và hóa chất cũng được sử dụng trong tôm nuôi. Cụ thể, thuốc trừ sâu endosulfan có thể gây tổn thương thần kinh, thuốc kháng sinh dẫn đến các chủng kháng E. coli có thể lây nhiễm sang người hoặc gây dị ứng.

Đối với những loại hải sản tươi sống chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp an toàn  sau .

Hầu hết giun sán hoặc trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ nước sôi trong thời gian nấu chín hải sản. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là ăn chín uống sôi. Tuyệt đối tránh ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu... Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu. Không ăn tôm, cua, sò, hến chết. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc.



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]