Hạn chế sự khó chịu của bệnh á sừng

Cháu bị bệnh á sừng ở tay đã gần 1 năm. Mùa hè thì chỗ bị á sừng bóc da từng lớp này đến lớp khác, khô và rát. Cháu đã dùng các thuốc trị bệnh á sừng nhưng bệnh không đỡ mấy và gây khó chịu ảnh hưởng tới công việc cháu đang làm. Xin bác sĩ tư vấn cho cách hạn chế sự khó chịu của bệnh này.

15.6051

Cháu bị bệnh á sừng ở tay đã gần 1 năm. Mùa hè thì chỗ bị á sừng bóc da từng lớp này đến lớp khác, khô và rát. Cháu đã dùng các thuốc trị bệnh á sừng nhưng bệnh không đỡ mấy và gây khó chịu ảnh hưởng tới công việc cháu đang làm. Xin bác sĩ tư vấn cho cách hạn chế sự khó chịu của bệnh này.

Đinh Thị Thu (Nghệ An)

Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy. Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau: tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh lớp sừng. Không nên ngâm rửa tay chân nhiều với nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn. Chú ý giữ khô các kẽ. Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ. Không dùng găng tay cao su mà dùng găng latex. Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam, bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Không được tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. 

          BS. Vũ Phương Dung

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]