Hãng nào làm tốt bảo mật điện thoại nhất?

Tất nhiên các hãng điện thoại giờ đây đều hết sức quan tâm đến vấn đề bảo mật an toàn cho thiết bị điện thoại di động, giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn với sản phẩm của họ. Song không phải hãng nào cũng có được lựa chọn tốt nhất !

0

Bảo mật điện thoại: Hãng nào ngon?

Samsung, Apple: Chú trọng bảo mật

Cả hai hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới này đều lưu tâm hơn đến bảo mật điện thoại. Ngay từ khi ra đời, Apple đã nhìn thấy trước tương lai của tình trạng tấn công mạng, và đã khởi động giải pháp bảo đảm an toàn cho các thiết bị “i” bằng việc lập tài khoản Apple ID, và quy định khắt khe về chọn lọc các ứng dụng trong App Store. Nhờ thế, iOS đã được đánh giá cao hơn hẳn nhiều hãng khác về chế độ bảo mật.

Samsung lại là hãng công nghệ “chạy theo thời đại”, giỏi nắm bắt và thay đổi theo xu hướng phù hợp thị trường. Ban đầu, các dòng smartphone Samsung chạy hệ điều hành Android đều không được đánh giá cao về tính năng bảo mật, xử lí đơn giản hơn iOS.


Samsung đang nhìn nhận lại về bảo mật trên các thiết bị smartphone.

Nhưng với năm 2014, khi những vụ tấn công mạng bùng nổ, Samsung phải nhanh chóng xem xét lại vấn đề. Việc họ quan tâm đến sản phẩm BlackBerry từ tháng 10/2014 lại đây cho thấy, Samsung đang thực sự cầu thị 1 giải pháp bảo mật toàn vẹn hơn cho hệ thống sản phẩm gốc rễ Hàn quốc này.

BlackBerry: đứng đầu về bảo mật

Vấn đề đáng nói, và được cả giới công nghệ thừa nhận, là việc Samsung “ham mê” BlackBerry liên quan đến nền tảng bảo mật KNOX, điều khiến các dòng máy BB trở nên sáng giá hơn trong bối cảnh hiện nay.

Nhiều người thừa nhận, nếu xét về thị trường điện tử dân dụng, Samsung hay Apple đều chiếm ưu thế, nhưng về giá trị định vị thương hiệu doanh nghiệp số, họ chẳng là gì so với BlackBerry, bởi hãng này đang giữ chìa khóa bảo mật tốt nhất.

Sự thật đã chứng minh, qua vụ bê bối liên quan các tài khoản iCloud bị tấn công, Apple đã “bị đốn ngã” trong mục tiêu tâm huyết dấn sâu vào giá trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, sau vụ việc hacker tấn công Sony Pictures, giá trị BlackBerry lại được nâng cao, bởi những chiếc BlackBerry cũ kĩ đã trở nên hữu ích cho các nhân viên Sony vượt qua cơn bão tấn công mạng. Rõ ràng, BlackBerry đang là tâm điểm về chế độ bảo mật trên điện thoại, và điều đó khiến Samsung thèm khát là đúng.

Windows Phone: Đi sau thận trọng

“Ông lớn”Microsoft cũng đã bắt đầu chú ý hơn về chế độ bảo mật cho Windows cài trên các dòng  điện thoại Lumia. Hãng này quy định người dùng phải tạo tài khoản Microsoft mới có thể tải xuống các ứng dụng hay sao lưu nội dung.

Các ứng dụng lấy từ cửa hàng Windows Phone đều được mã hóa để đảm bảo không ai vô tình bị dính mã độc hay những phần mềm độc hại trên điện thoại của mình.

Bên cạnh những tên tuổi lớn ở trên, thị trường dĩ nhiên còn rất nhiều sản phẩm smartphone của nhiều nhà sản xuất lớn nhỏ, và chủ yếu đều sử dụng hệ điều hành Android bởi lí do đơn giản với người dùng.

Song, đây lại là hệ điều nhà dễ bị xâm nhập nhất. Do đó, các hãng điện thoại đều cố gắng phát triển thêm tính năng bảo mật cho các dòng máy cài Android.

Theo: Thongtincongnghe
15.5688--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]