Hiểm họa E.coli

0



Thuốc trị tiêu chảy không được dùng để điều trị nhiễm E.coli vì càng làm tăng những khả năng gây biến chứng máu, thận... và có thể dẫn đến tử vong. Thịt heo quay được bán gần đống rác nên dễ nhiễm E.coli. Ảnh: H.THÚY

Sự lan nhiễm E.coli ở thực phẩm đã khiến nhiều công ty thực phẩm phải thu hồi sản phẩm, chẳng hạn năm ngoái, Công ty Chế biến Nông hải sản Cargill Inc thu hồi khoảng nửa triệu kg thịt bò xay (được bán ra trên 10 tiểu bang ở Hoa Kỳ). Với điều kiện về vệ sinh còn gặp nhiều hạn chế, sự lây nhiễm E.coli ở nước ta là điều khó tránh khỏi.

Thận trọng với bò tái

Có hàng trăm loại hoặc giống E.coli sống một cách vô hại trong bộ máy tiêu hóa của người và động vật. Tuy nhiên, có một vài loại E.coli tạo ra một độc chất vô cùng độc hại có thể gây tiêu chảy ra máu, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu, suy thận... Những loại E.coli khác có thể gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc những loại nhiễm trùng nghiêm trọng khác. Loại vi khuẩn này được lan truyền qua thức ăn hoặc nước bị nhiễm bẩn hoặc có thể lây truyền từ người sang người. Thực phẩm và thức ăn bị nhiễm E.coli khó bị phát hiện vì mùi vị và màu sắc không có gì thay đổi.

Những loại thịt thú rừng như nai, hươu cũng có thể dễ dàng nhiễm E.coli nếu không được xử lý một cách thích hợp trong quá trình chế biến và thịt không được nấu chín ở nhiệt độ trên 710C. Ăn thịt bò bị nhiễm bẩn, thịt bò tái là một trong những nguyên nhân nhiễm E.coli phổ biến. Tất cả những loại thực phẩm tiếp xúc với thịt sống đều có thể bị nhiễm bẩn. E.coli có thể lan truyền từ thực phẩm sang tay người, dụng cụ nấu nướng, thớt... Những loại thực phẩm khác như bò nướng, thịt đùi, thịt gà Tây... cũng rất dễ bị nhiễm độc. Ngoài ra, trái cây và rau cải sống, những loại nước ép trái cây chưa được tiệt khuẩn... cũng là nguồn lây E.coli.

Trẻ em ủ E.coli lâu hơn

Trẻ em thường không được rửa tay sau khi đại tiện là “thủ phạm chính” trong việc lan truyền E.coli đến những vật dụng khác trong gia đình. Ở những nơi như trường học, nhà trẻ... nhà vệ sinh không được vệ sinh kỹ lưỡng cũng là nguyên nhân gây nhiễm E.coli. Hậu quả nhiễm E.coli càng nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, thai phụ và người già trên 65 tuổi vì những đối tượng này dễ có những biến chứng hơn những người khỏe mạnh. Thời gian từ khi tiếp xúc với E.coli cho đến khi có triệu chứng bệnh (thời kỳ ủ) có thể biến đổi từ 1-8 ngày nhưng thông thường là từ 3-4 ngày. E.coli ở trong cơ thể trẻ em khoảng ba tuần nhưng chỉ một tuần ở người lớn. Vì vậy, trẻ em có thể lan truyền E.coli lâu hơn.

Những người khỏe mạnh dưới 65 tuổi nhiễm E.coli có những cơn đau quặn, kèm theo tiêu chảy, nhưng thường sẽ hồi phục sau một tuần. Có những trường hợp, người bị nhiễm bệnh không biết rằng mình đã bị nhiễm nên không được điều trị. Nhiễm E.coli cần phải được quan tâm ở những đối tượng tiêu chảy ra máu, bị tiêu chảy, trước đó có tiếp xúc với những người bị nhiễm E.coli hoặc ăn phải những loại thực phẩm bị nghi ngờ là nhiễm E.coli. Những người mắc những bệnh về máu, thận một cách đột ngột, những dấu hiệu sớm bao gồm da xanh tái, nóng sốt, uể oải, tím tái, tiểu ít nước cũng cần phải theo dõi chặt chẽ.

Thông thường, những người bị nhiễm E.coli sẽ hồi phục trong khoảng thời gian từ 5-10 ngày không cần dùng thuốc. Kháng sinh không được đề nghị, nếu nghi ngờ mình bị nhiễm E.coli và đang sử dụng một loại kháng sinh, hãy ngưng ngay kháng sinh ấy. Điều trị nhiễm E.coli thường quan tâm đến sự bù nước cho cơ thể, nếu gặp phải những vấn đề về máu như thiếu máu, bệnh nhân sẽ được truyền dịch, nếu cần thiết sẽ được truyền máu. Nếu bệnh nhân gặp những vấn đề về thận, cần phải có sự thẩm tách máu, tức là loại bỏ những chất cặn bã, độc hại trong máu bệnh nhân.

Những loại thuốc nên tránh dùng khi nhiễm E.coli

Những bệnh nhân sử dụng kháng sinh để trị tiêu chảy do E.coli có thể sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các bệnh về máu, suy thận và một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Những thuốc trị tiêu chảy thường không được dùng để điều trị nhiễm E.coli vì những loại thuốc này sẽ càng làm tăng thời gian cho cơ thể hấp thu những độc chất do E.coli tiết ra, làm tăng những khả năng biến chứng máu, thận... Những loại thuốc sau đây cần nên tránh khi đang nhiễm E.coli:

1. Nhóm Loperamid hydrochloride gồm imodium, imodium A-D. Maloox, kaopectate II (2 loại thuốc sau được bào chế ở nhiều dạng, chỉ nên tránh dạng nào trong thành phần có chứa loperamid).

2. Salicylates, bismuth, aspirine, ibuprofen,... Salicylates có thể làm tăng chảy máu ở ruột.

3. Defenoxin hydrochloride với atropine sulfate (lomotil).


(Blog Sức Khỏe VNDOC - theo Người lao động)

Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Web VNDOC.COM:

Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của VNDOC Yahoo Blog: Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 blog -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]