Hiểm họa khôn lường từ... túi nilon

Thói quen sử dụng tùy tiện các loại bao bì không tiêu (túi nhựa, túi nilon...) có thể mang đến những tác hại khôn lường cho sức khỏe.

15.6051
>
>
 
Bao bì bằng nhựa không tiêu trong thành phần có dẫn chất phtalat. Dẫn chất phtalat có một số tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người.
 
Đối với cơ thể
 
Dẫn chất phtalat thôi ra từ bao bì trong một số điều kiện nhất định như khi dùng bao bì đó chứa lâu ngày các loại chất lỏng (rượu, nước mắm, nước) dùng bao bì đó chế biến thức ăn nóng (đựng canh nóng, nước nóng, chế phở, chế mỳ ăn liền, chế sữa). Khi phtalat thâm nhập vào cơ thể chúng có thể:
 
Làm xáo trộn nội tiết
 
Các chất BzBP( benzylbutylphtalat), DBP (dibutylphtalat) có tác động như một hormon nữ. Chuột có thai khi cho dùng các chất này thì thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản bị sút kém, trẻ bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi đến 3 năm.
 
Gây ung thư
 
Chất PCB (polychlorinatbiphenyl) khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất careinogen (tác nhân gây ung thư). Chất DHEP (diethylhexylphtalat) gây ung thư gan ở chuột.
 
Gây các bệnh khác
 
Dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không có lợi đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson.
 
Dẫn chất phtalat không chỉ dùng làm bao bì mà còn dùng trong mỹ phẩm (nước hoa, sơn móng tay, gel bóng tóc), dùng làm đồ chơi, dùng làm chất hóa dẻo kết dính hay dung môi hòa tan, dùng làm các dụng cụ sinh hoạt (rá rổ, đũa, thìa...) dùng làm vật liệu xây dựng (mái lợp, cửa, bàn ghế).
 
Nhiễm phtalat thông qua các cách dùng này còn cao hơn dùng bao bì. Năm 2007, Trung tâm quốc gia Sức khỏe môi trường Mỹ qua kiểm tra 300 nữ khách hàng quen của các hãng mỹ phẩm thấy trong cơ thể của họ có tới 7 động phân của phtalat, với lượng cao gấp 100 lần cho phép.
 
Để an toàn, Nghị viện châu Âu đã cấm dùng chất DBP, DRHP trong mỹ phẩm, cấm lưu hành đồ chơi làm bằng nhựa dẻo (PVN)) hoặc làm bằng một phần nhựa dẻo (PVC có chứa hơn 0,1% các chất phtalat như DINP-DEHP-DNOP-DIDP), quy định giới hạn lượng phatalat thôi ra từ bao bì: chỉ được dưới 10mg/dm2 hay tối đa là 60mg/kg thực phẩm (với bao bì có dung tích 0,5-10l hay dung tích không xác định).
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]