Hiệu quả không ngờ của thuốc làm từ phân người

Nghe có vẻ... kinh khủng, nhưng loại "thuốc phân" đem lại tiềm năng trị bệnh rất lớn.

0
Phân người trước kia đã từng được sử dụng là một phương pháp... kích thích nôn mửa rất hữu hiệu. Còn ngày nay, y học có một phương pháp được gọi là "cấy phân" - faecal transplant - thứ được cho là hiệu quả hơn cả các loại thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Phân người "lợi hại" thế sao?

Cụ thể, các bác sĩ sẽ lấy phân của người khỏe mạnh. Sau khi xử lý bằng cách gây đông lạnh rồi hóa lỏng, phân sẽ được cấy vào ruột người bệnh qua đường... mũi hoặc trực tràng. Người bệnh sẽ khỏe lên nhờ được bổ sung thêm nhiều lợi khuẩn từ chất thải của người khác.

Theo 2 nhà nghiên cứu Tim Spector từ ĐH King London và Rob Knight thuộc ĐH California San Diego (Mỹ), phương pháp này cho tỉ lệ thành công lên tới 85% đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như Clostridium (vi khuẩn kỵ khí gây nhiều bệnh nguy hiểm như uốn ván). Trong khi đó, tỉ lệ thành công khi chữa trị bằng kháng sinh chỉ là 20%.

Thuốc phân sẽ được làm đông lạnh, sau đó hóa lỏng khi cần dùng và đưa cho người bệnh... hít

Ngoài ra, Tim Spector cũng cho biết phương pháp này rất hiệu quả đối với người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

Tại một số quốc gia như Úc, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến do còn gây nhiều lo ngại. Tuy nhiên theo các báo cáo y khoa, trong hơn 7000 ca được "cấy phân" có rất ít trường hợp ghi nhận tác dụng phụ.


Hiện nay, phương pháp "cấy phân" đang được nghiên cứu để ứng dụng vào các loại bệnh khó chịu như béo phì, tiểu đường, hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. 

Tuy nhiên, Knight cho rằng việc kỳ vọng phân có thể chữa được tất cả các loại bệnh trên là hơi... quá lạc quan, khi phân cũng đem lại nguy cơ gây nhiễm trùng cao.

Bên cạnh đó, việc vi khuẩn xâm nhập vào một cơ thể mới có thể làm tăng tính nhạy cảm với béo phì - tức người bệnh dễ béo hơn, hoặc một số bệnh về tâm lý khác.
 

Spector và Knight chia sẻ: "Những nguy cơ này cho thấy phương pháp cấy phân cần được giám sát cẩn thận, và phải tìm ra cách loại bỏ các vi khuẩn không có lợi cho cơ thể".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh Quốc.

Nguồn: Science Alert
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]