Hoa hồng chữa bệnh

Hoa hồng đỏ và hoa hồng bạch được Đông y sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của hoa hồng qua những thông tin dưới đây

0

Theo Sức khỏe & đời sốnghoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc. Để làm thuốc người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.

Ngoài ra, cánh hoa hồng có chứa nhiều nguyên tố hoá học có ích cho sức khỏe như canxi, đồng, magie, iod…, ngoài ra còn có chứa một số vitamin như vitamin C, vitamin K, các vitamin nhóm B.

Cách dùng hoa hồng để chữa bệnh

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa hồng bạch 9 - 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà.

Chữa ho, khái huyết do phế hư: Hoa hồng bạch 15g, đường phèn lượng đủ dùng, sắc hoặc hấp uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền 1 tuần.

Chữa táo bón do nhiệt: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 - 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 - 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Uống liền 10 ngày, có thể nhắc lại liệu trình mới.

Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.

Chữa lở miệng do nóng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 - 4 lần. Dùng liền 5 ngày.

Giảm đau: Cánh hoa hồng tươi cho vào cốc nước nóng (chỉ đổ khoảng lưng cốc), đậy kín miệng cốc để tránh bay hơi tinh dầu sau đó hòa vào nước tắm cho cảm giác nhẹ nhõm, giảm đau đầu, giảm cảm giác yếu mệt - Phụ nữ Today cho biết.

Để chữa hôi miệng: Đun hoa hồng lấy nước để nguội ngậm như ngậm nước muối. Cũng có thể nhai cánh hoa trực tiếp, ngậm một lát rồi nhổ đi.

Chữa viêm tuyến vú: Nấu hoa hồng và nụ đinh hương với một chút nhỏ rượu trắng, nấu lên chắt lấy nước uống lúc no. Cách này dùng sớm, khi mới phát hiện triệu chứng viêm sẽ có tác dụng tốt.

Chữa kinh không đều: Đun sôi cánh hoa hồng lấy nước uống hoặc chưng cách thủy với hoa quế và rượu, chắt lấy nước nguội uống.

Tinh dầu hoa hồng có khả năng giảm viêm

Sài Gòn tiếp thị đưa tin, tinh dầu hoa hồng được biết đến với khả năng giảm viêm, xoa dịu, làm mát và là một nguyên liệu hữu hiệu để làm mềm, làm dịu da khô, da nhạy cảm. Tinh dầu hoa hồng tự nhiên và nguyên chất thường có giá bán cao hơn các loại tinh dầu khác.

Điều trị da bị kích ứng: Hòa tan 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào 2 muỗng súp dầu hạnh nhân. Dùng bông cotton để thoa dung dịch này lên vùng da bị kích ứng.

Dưỡng ẩm cho da: Hòa tan 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào một hoặc 2 muỗng súp dầu jojoba rồi massage đều khắp vùng mặt. Bạn cũng thể hòa dung dịch này vào bồn tắm và tận hưởng cảm giác thư thái. Hương thơm của hoa hồng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan nội tạng và loại bỏ những chất độc trong cơ thể.

Giảm đau cơ bắp: Nhỏ 4-6 giọt tinh dầu hoa hồng vào nước thật nóng hoặc thật lạnh. Thấm nước đã pha tinh dầu vào một miếng gạc và đắp trực tiếp lên vùng cơ bị đau. Dùng khăn lông hoặc miếng vải bọc bằng nilông để ủ vùng vết thương. Liệu pháp này đặc biệt hữu dụng để giảm đau nhức ở những vùng cơ bị viêm.

Làm sạch phổi: Đã từ rất lâu, liệu pháp xông hơi với tinh dầu hoa hồng giúp làm giảm tình trang viêm hô hấp, hen suyễn, cảm cúm, nóng sốt. Nhỏ 5 giọt tinh dầu vào nước vừa đun sôi để xông. Để gần mặt vào chậu nước tinh dầu, có thể dùng khăn lông trùm lại để tập trung hơi nước.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]