Học cách thỏa hiệp cùng con

Thỏa hiệp cùng con nhỏ là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với hầu hết các bậc bố mẹ, bởi các bậc phụ huynh thường cho rằng con trẻ còn quá nhỏ để phân biệt cái nào đúng cái nào sai vì thế cách tốt nhất giúp con trưởng thành, hiểu biết hơn chính là việc bắt con phải làm theo những gì bố mẹ yêu cầu.

15.5776

Điều này lại vô hình trung khiến cho con trẻ cảm thấy bị áp đặt, mất tự do, lâu dần sẽ khiến con trẻ trở nên trầm cảm, mất tự tin, tự chủ của bản thân trong cuộc sống của chúng. Cho nên việc tìm hiểu và học cách thỏa hiệp cùng con là một trong những bí quyết xây dựng cho con sự tự tin, tính quyết đoán, và khả năng sống độc lập trong mọi hoàn cảnh.  Sau đây là cách thỏa hiệp cùng con được các chuyên gia chăm sóc trẻ đánh giá cao.

Bước 1: Lắng nghe ý kiến của trẻ

Lắng nghe ý kiến con trẻ là điều kiện đầu tiên nếu các bậc bố mẹ muốn trở thành người bạn thân thiết của chúng. Đây cũng là cách tạo cho con trẻ cảm giác nhận được quan tâm chia sẻ của bố mẹ. Một khi con trẻ cảm nhận được bố mẹ là nơi lắng nghe đáng tin cậy thì lúc này các ông bố bà mẹ đã thực sự trở thành người bạn tâm giao của con.

Và một khi đã trở thành người bạn tâm giao của con trẻ, bố mẹ không chỉ là người lắng nghe và còn phải là người cần có được sự lắng nghe của con. Nghĩa là bố mẹ cũng nên tâm sự cùng con những việc đã đang và sẽ xảy ra xung quanh chúng, trong gia đình. Nếu muốn con trẻ hưởng ứng theo cách sống, cách dạy thì các ông bố bà mẹ hãy cùng con lập kế hoạch, tìm giải pháp giải quyết vấn đề… Đây là cách khiến con trẻ suy nghĩđề xuất ý kiến, dù ý kiến đó có “quá tếu lăm, quá mắc cười,…”.  Kế hoạch, vấn đề ở đây không phải là cái gì quá phức tạp, chỉ đơn giản đưa ra những gợi ý kiểu hởi ý kiến, hay tâm sự cùng con như:  “Bộ đồ này của con dơ quá, bây giờ chúng ta phải giải quyết nó ra sao?”, Hay, Làm sao cho sàn nhà này khô và sạch hơn đây? Chúng ta sẽ như thế nào nếu chúng ta ăn ít, ngủ không đúng giờ,…”.

Cho trẻ tin tưởng là bạn đang lắng nghe mọi tâm sự của chúng

Bước 2: Tôn trọng suy nghĩ của trẻ

Khi trẻ đưa ra ý kiến hay trình bày suy nghĩ của riêng chúng, các bậc cha mẹ hãy tỏ vẻ thấu hiểu, không nên tạt gáo nước lạnh vào trẻ bằng những hành động như: gạt phắt ý kiến của trẻ, cười to (có hơi hướng xem thường) với những ý tưởng ngộ nghĩnh, hoặc la mắng bảo chúng thôi nói những suy nghĩ vớ vẩn.

Bước 3: Hãy cho con cơ hội được lựa chọn

Sau tiếp nhận ý kiến của con trẻ, nếu ý kiến con trẻ không đúng các bậc cha mẹ nên khéo léo đề xuất một vài ý kiến của mình, sau đó để con chọn lựa một trong những đề xuất đó, như vậy trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng, được quyền tự quyết.

Bước 4: Chứng minh và giải thích tận tường cho con trẻ

Nếu trước và sau trẻ vẫn một mực chọn cách mà trẻ đề ra (cách mà bố mẹ cho là không đúng), thì bố mẹ khoan hãy cự tuyệt chúng mà hãy chứng minh cho con trẻ thấy điều đó là chưa đúng. Đồng thời giải thích tường tận nguyên nhân. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy thỏa mãn và tâm phục khẩu phục những đề xuất mà bố mẹ bắt phải làm theo.

Hãy kiên nhẫn trả lời và giải thích tường tận mọi câu hỏi của trẻ

Bước 5: Động viên và khích lệ con đề xuất ý kiến

Dù con trẻ có đưa ra chủ ý đúng hay sai, thì các bậc bố mẹ cũng nên vui vẻ động viên và khích lệ để trẻ tiếp tục phát huy sáng kiến, thấy được sự cần thiết của mình trong gia đình.

Thỏa hiệp cùng con là điều rất cần thiết mà các bậc sinh thành nên áp dụng ngay từ khi con trẻ chập chững nhận thức. Điều này không những giúp các bậc bố mẹ nuôi dạy trẻ tốt, dễ dàng mà còn giúp trẻ phát triển hệ tư duy theo chiều hướng tích cực nhất.

Trà My

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]