Hội chứng suy giáp: Nguyên nhân, triệu chứng

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đủ so với nhu cầu của cơ thể.

0

Nguyên nhân hội chứng suy giáp

Theo Sức khỏe & đời sống, thường chia hai nhóm nguyên nhân chính:

1. Nguyên nhân suy giáp tiên phát

Nguyên nhân tại tuyến giáp:

- Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto: là nguyên nhân thường gặp, có cơ chế bệnh lý tự miễn. Bệnh xảy ra ở phụ nữ trong 95% trường hợp, chủ yếu ở lứa tuổi 30-50. Về hình thái có thể có bướu giáp hoặc teo tuyến. Nhu mô tuyến giáp bị phá huỷ dần và cuối cùng dẫn đến suy giáp.

Trong bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto hầu như luôn luôn có sự xuất hiện của kháng thể kháng thyroperoxydase (TPO) gặp trong hơn 95% trường hợp.

- Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.

- Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.

- Những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon giáp trạng.

- Rối loạn chuyển hoá iod: thừa hoặc thiếu iod.

- Rối loạn gen tại tuyến giáp.

- Không có tuyến giáp.

Nguyên nhân sau điều trị:

- Sau phẫu thuật tuyến giáp (Cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).

- Sau điều trị Basedow bằng iod phóng xạ: bệnh suy giáp có thể xuất hiện sau 1 đến vài năm.

- Sau điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.

2. Nguyên nhân của suy giáp thứ phát: do tổn thương tuyến yên gây giảm/mất khả năng sản xuất TSH do các nguyên nhân sau:

-  Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.

-  Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.

-  Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (Hội chứng Sheehan).

Thanh niên cho biết thêm, ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn có nhiều lý do khác gây nên chứng suy giáp.

Thực phẩm. Một số loại thực phẩm sau được xem là thủ phạm gây suy tuyến giáp như: hạnh nhân, bắp cải, bông cải, ngô, cải xoăn, củ cải. Những loại thực phẩm này có thể kích hoạt tuyến giáp phát triển (bướu cổ) cũng như gây suy giáp.

Chúng ngăn chặn việc chuyển đổi hormone thyroxine (T4) và tri-iodothyronine (T3) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chuyển hóa của cơ thể như tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng và phát dục, kích thích tim co bóp, tăng chuyển hóa tạo thân nhiệt, kích thích hoạt động của hệ thần kinh…

Phải mất từ ba đến sáu tuần, tuyến giáp mới có thể trở lại bình thường sau khi bạn đã loại bỏ các thực phẩm trên ra khỏi thực đơn.

Thuốc gây suy giáp. Theo các chuyên gia, một số loại thuốc có thể gây suy giáp, bao gồm: steroid thượng thận như prednisone và hydrocortisone, dùng trong việc điều trị viêm, Amiodarone - một loại thuốc trị bệnh tim, Lithium - điều trị tâm thần…

Suy chức năng tuyến giáp. Điều này xảy ra do hậu quả của sự thiếu hụt bẩm sinh men tổng hợp hormone tuyến giáp làm giảm chức năng tuyến giáp mà chủ yếu là hiện tượng giảm chuyển hóa. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp đồng nghĩa với thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp.

Mang thai. Một số phụ nữ bị suy giáp trong hoặc sau khi mang thai, thường là do họ sản xuất ra kháng thể kháng tuyến giáp của mình. Theo Dummies, nếu không điều trị, nguy cơ sẩy thai sớm và tiền sản giật rất dễ xảy ra.

Bệnh tự miễn. Một số bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể được tìm thấy có liên quan đến viêm tuyến giáp tự miễn dịch. Viêm khớp dạng thấp là một ví dụ điển hình.

Khi tuyến giáp bị suy giảm hoặc rối loạn, nó đồng thời làm cho các bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng theo khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh: khô da, giảm ham muốn tình dục, đau cơ, tăng huyết áp…

Yếu tố nguy cơ gây suy giáp

Mặc dù ai cũng có thể bị suy giáp, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn nếu bạn:

- Là phụ nữ lớn hơn 60 tuổi.

- Mắc bệnh lý tự miễn.

- Có một người thân như cha mẹ hoặc ông bà mắc bệnh lý tự miễn.

- Từng được điều trị bằng iốt phóng xạ và/hoặc các thuốc kháng giáp.

- Từng xạ trị ở vùng cổ hoặc ngực trên.

- Từng phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.

- Đang có thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng qua.

Triệu chứng, biểu hiện hội chứng suy giáp

- Bệnh nhân thường có các triệu chứng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém.

- Hội chứng da, niêm mạc:

+ Da khô, vàng sáp, giảm tiết mồ hôi.

+ Rụng lông tóc.

+ Khàn giọng.

+ Lưỡi to, dày.

- Hội chứng thần kinh-cơ: chuột rút, yếu cơ, đau cơ.

- Triệu chứng thần kinh: chậm chạp, hay quên.

- Với những người bị táo bón lâu ngày, không rõ nguyên nhân thì cần đi khám xem có bị bệnh suy giáp?

- Một số bệnh nhân có bộ mặt tròn như mặt trăng, mi mắt bị thâm nhiễm.

- Khám lâm sàng: giai đoạn đầu tuyến giáp thường to, giai đoạn muộn thường không sờ thấy tuyến giáp do đã teo.

Chẩn đoán hội chứng suy giáp

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

1.Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ lạnh, chậm chạp, giảm trí nhớ.

Tổn thương da-niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm bệnh nhân biến đổi hình thể. Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc. Da khô, vàng sáp. Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn. Thâm nhiễm niêm mạc mũi làm cho ngủ có tiếng ngáy. Tóc khô dễ rụng.

Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60="" chu="" kỳ/phút,="" huyết="" áp="" thấp,="" tốc="" độ="" tuần="" hoàn="" giảm,="" cung="" lượng="" tim="" thấp,="" tim="" to="" do="" thâm="" nhiễm="" cơ="" tim,="" thể="" nặng="" có="" thể="" có="" tràn="" dịch="" màng="" tim.="" nghe="" tim="" thấy="" tim="" mờ,="" chậm="" đều="" hoặc="" không="">

Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.

Khám tuyến giáp: thường không sờ thấy được.Dấu hiệu cơ bắp: yếu cơ, chuột rút, đau cơ hay gặp.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng: FT3, FT4 giảm, TSH tăng đây là dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định suy giáp và chẩn đoán phân biệt suy giáp tại tuyến, suy giáp ngoài tuyến và suy giáp cận lâm sàng.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]