Hội chứng thận hư trong thai kỳ

Tiền sản giật (TSG) nặng là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư (HCTH) trong thai kỳ.

15.6083
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn Internet

Tuy nhiên, HCTH trong thai kỳ cũng có thể được gây ra bởi bệnh thận từ trước (thường đi kèm với sự gia tăng đáng kể của protein niệu khi mang thai) và bệnh thận phát triển trong thai kỳ (thí dụ: kết hợp với các khối u nguyên bào nuôi xâm lấn).

Protein được xem là một trong những đặc tính chủ yếu của TSG. TSG là một biến chứng thường gặp và có thể ảnh hưởng nặng đến thai kỳ.

Vì vậy, khi thăm khám cho phụ nữ mang thai, các BS cần phải xác định protein niệu, cũng như xác định xem TSG hay bệnh thận (hoặc cả hai) để tìm nguyên nhân. Trong đó, có đến 20-25% phụ nữ cao huyết áp mạn tính và bệnh đái tháo đường phát triển thành TSG.

Cần phải hiểu thêm, ở những người không mang thai, tổng lượng protein bài tiết bất thường được định nghĩa là lớn hơn 150mg/ ngày. Trong thai kỳ bình thường, nước tiểu bài tiết protein tăng đáng kể, do sự kết hợp của việc tăng tốc độ lọc cầu thận và tăng tính thấm của màng đáy cầu thận.

Do đó, tổng lượng protein được coi là bất thường ở phụ nữ mang thai khi nó vượt quá 300mg/24 giờ.

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng sự hiện diện của HCTH do bệnh thận, trong trường hợp không suy thận và/hoặc tăng huyết áp đáng kể, dường như không ảnh hưởng đến tiến trình tự nhiên của bệnh thận hay sự sống còn của thai nhi.

Nếu bệnh thận bị nghi ngờ từ nguyên nhân của HCTH, sinh thiết thận trong thai kỳ là một lựa chọn cho chẩn đoán xác định. Mặc dù số liệu về sự sinh thiết thận trong khi mang thai còn hạn chế, kinh nghiệm lâm sàng cho thấy kỹ thuật này dễ thực hiện hơn, nếu tiến hành trước 30 tuần tuổi thai.

Sau tuổi thai này, tử cung lớn làm cho việc thực hiện thủ thuật khó khăn. Trong trường hợp như vậy, sinh thiết thận thường trì hoãn cho đến khi bệnh nhân đã ổn định sau khi sinh. Biến chứng chính của sinh thiết thận là chảy máu.

Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo thì sinh thiết thận được thực hiện trong thời gian sau sinh, nguy cơ chảy máu dường như cao hơn so với thực hiện trong thời gian mang thai.

Việc điều trị HCTH ở phụ nữ mang thai thường nhằm mục đích giảm phù nề tới mức cho phép thoải mái trong đi lại. Về chế độ ăn uống, hạn chế dùng muối natri (dưới 1,5g mỗi ngày) để giảm phù nề.

Duy trì huyết áp ở mức bình thường. Nghỉ ngơi tại giường cũng là một phương pháp an toàn và hiệu quả để tạo điều kiện giải quyết phù nề… Việc sử dụng thuốc lợi tiểu không được khuyến khích trong trường hợp này, vì có nguy cơ làm giảm thể tích huyết tương, có thể làm giảm máu tưới nhau thai.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà - Phụ nữ TPHCM

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]