Hỏi đáp về bệnh nấm lưỡi

Tôi có con gái năm nay hơn 5 tuổi, từ nhỏ đến giờ lưỡi của cháu thường xuyên bị nổi những mảng trắng trên bề mặt lưỡi và một số đường nứt nhỏ. Cháu ăn uống bình thường nhưng nếu đồ ăn hơi mặn thì bị xót.

15.6131

Khi cháu được 1 - 2 tháng tuổi đã có hiện tượng này. Tôi đã dùng một số loại rơ lưỡi của trẻ em như thuốc Nystarin hoặc rơ bằng mật ong, nước lá rau má nhưng lưỡi của cháu vẫn không sạch. Một số người nói đó là bệnh đẹn trăng (lưỡi bị những mảng màu trắng trong giai đoạn trăng tròn). Nhưng cháu bị thường xuyên bất kể giai đoạn nào. Thi thoảng lưỡi tự sạch được vài ngày rồi bị lại. Tôi đã cho cháu đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng, bác sĩ nói cháu bị nấm lưỡi và cho đơn thuốc uống + thuốc rơ lưỡi nhưng bệnh vẫn không bớt. Mong bác sĩ cho tôi biết có thể chữa trị thế nào để hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thu Hòa, email)

Trả lời:

Nấm lưỡi còn gọi là đẹn hoặc tưa lưỡi.

- Nguyên nhân: Ở trẻ em thường do bị lây nhiễm nấm Candida albican từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh.

- Triệu chứng: Có đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống bao tử gây tiêu chảy... Nếu tự cạo hoặc bóc ra thì rất đau và trẻ thường bỏ ăn vì đau.

- Xử trí:

+ Lau lưỡi bằng nước muối sinh lý: Dùng gạc sạch thấm nước muối 9O/OO lau lưỡi cho bé mỗi ngày.

+ Dùng thuốc:

Bột rơ miệng (Nystatine 25.000 đơn vị), dạng gói gồm 25 gói. Pha với 1-2 muỗng nước muối sinh lý (Nacl 9O/OO) hoặc nước nấu chín để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ lau lưỡi và lớp lót trong họng cho bé mỗi ngày, sau khi lau khoảng 20-25 phút mới cho bé ăn hoặc bú.

* Ngoài ra, một số thuốc sau cũng được dùng đó là viên bao đường (Nystatine 500.000 đơn vị) hòa tan với nước và dùng gạc sạch thấm nước và lau như trên hoặc viên Nizoral (Ketoconazole) dùng từ 2-3 tuần hoặc viên Ketrosol (Ketoconazole) dùng tối thiểu 2 tuần, tuy nhiên những loại trên cần có toa của bác sĩ.

- Chú ý: Việc dùng thuốc cần thực hiện đủ thời gian, có thể có một số phản ứng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt.

Bạn có thể đưa con đến khám và xin tư vấn tại các cơ sở khám bệnh có chuyên khoa nhi của các bệnh viện lớn.



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]