Hơn 50% trẻ em thiếu vi chất cần thiết

Đây là một thực trạng đáng báo động đối với trẻ nhỏ.

13.2257

Hơn 50 % trẻ em Việt Nam hiện nay đang bị thiếu các vitamin A, B1, C, D và sắt - thiếu lượng vi chất cần thiết cao hơn hẳn so với trẻ em các nước Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đang phải đối mặt gánh nặng kép về dinh dưỡng.

Kết quả trên được công bố tại  tại buổi họp báo “Giải pháp dinh dưỡng hoàn thiện cho trẻ em VN”. Khảo sát Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á được tiến hành với quy mô lớn trên 16.744 trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi tại 4 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ năm 2010 đến 2012. Tại Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đã tiến hành điều tra trên 2.872 trẻ em.

Theo kết quả khảo sát, suy dinh dưỡng và thiếu các vi chất dinh dưỡng của trẻ em đang là vấn đề mang ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Khảo sát cũng cho thấy hơn 50% trẻ em thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B1, C, D và Sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Trong khi suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, thì tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng - đặc biệt là ở đô thị. Cứ 3-4 trẻ thì có 1 trẻ có tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng.
 
Những rối loạn về dinh dưỡng và sức khỏe của lứa tuổi học đường Việt Nam đã được xác định, bao gồm: suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm giun, thừa cân béo phì… đang góp phần không nhỏ gây suy giảm khả năng nhận thức, năng lực và thành tích học tập. Mặc dù các chuyên gia đã thừa nhận vai trò nền tảng của dinh dưỡng trong sự phát triển thể chất, sức khỏe và khả năng học tập của trẻ, qua đó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục toàn diện, nhưng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trường học chưa được đầu tư quan tâm nhiều.

Khảo sát cho thấy hơn 50% trẻ em thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B1, C, D và Sắt trong chế độ ăn (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam:

Theo Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ em:

-  Sự thiếu hụt kiến thức dinh dưỡng của cha mẹ và những người chăm sóc trẻ:  Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, chế độ dinh dưỡng hoàn thiện bao gồm các nhóm thực phẩm chính: lương thực, rau xanh, trái cây, thịt/cá, dầu/mỡ, đường muối. Các loại thực phẩm này cần phải được chế biến đúng cách để giảm thiểu lượng dưỡng chất hao hụt trong quá trình nấu nướng.

-  Trẻ ít vận động ngoài trời vào giờ nắng tốt từ đó dẫn đến sự  thiếu hụt vitamin D cần thiết cho sự phát triển của trẻ;

-  Thói quen ép trẻ ăn tròn bữa, ép trẻ tiếp nhận lượng thức ăn quá nhiều… có thể gây tác dụng ngược, khiến bé phản kháng và càng không thích ăn những loại thức ăn bổ dưỡng mà cơ thể đang thiếu. Ngoài ra, áp lực ăn uống cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho trẻ và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu do đó dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]