Huyết áp thấp: Chứng bệnh chủ quan có thể bị bệnh khác nặng hơn

(Emdep.vn) - Không chỉ có huyết áp cao mới gây ra nguy hiểm, kể cả huyết áp thấp nếu không chữa trị kịp thời cũng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

15.5981
Huyết áp thấp là chứng bệnh đáng lo ngại. Huyết áp của cơ thể người là sức đẩy của dòng máu tác động lên thành mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Lúc huyết áp cao nhất là khi tim đập hay còn gọi là huyết áp tâm thu. Còn khi tim nghỉ (khoảng thời gian giữa 2 lần tim đập) thì huyết áp giảm đi, còn gọi là huyết áp tâm trương.
N.N.L (24 tuổi, Ba Đình – Hà Nội) bị suy thận vì quá chủ quan với bệnh huyết áp thấp. Cách đấy 2 năm, L bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, thường xuyên mệt mỏi. L đã đi khám thì bác sỹ cho biết L bị bệnh huyết áp thấp. Sau khi uống thuốc theo đơn kê của bác sỹ thì bệnh huyết áp thấp cũng giảm nhưng một thời gian sau lại bị tái phát.
L chia sẻ: “Sau khi uống thuốc thì triệu chứng hoa mắt chóng mặt cũng giảm đi, nhưng do mình nghĩ phải nghỉ ngơi, dinh dưỡng tốt thì bệnh sẽ khỏi. Nhưng triệu chứng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. Do mình nghĩ bệnh không đáng lo ngại nên đã không đi khám và điều trị. Cho đến đầu năm 2015, mình đang đi làm thì bị ngất, khi vào viện thì tay chân, mặt mũi sưng vù. Bác sỹ đã chẩn đoán là mình bị suy thận. Hiện tại thì mình đang phải chống chọi với căn bệnh này từng ngày”.
Nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp
Theo bác sỹ Bùi Lê cho biết,  nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp là do cơ thể bị suy nhược, làm việc quá sức, stress, mất ngủ, với người phải áp dụng giảm cân vì mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. Do suy giảm glucoza trong máu, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
     
Bệnh huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh nếu không chữa trị kịp thời. Ảnh minh họa.
Do hàm lượng hemoglobin trong cơ thể thấp dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân như căng thẳng, môi trường ô nhiễm, lạm dụng chất độc hại.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp: Suy giảm ham muốn tình dục ở cả nam giới và nữ giới; Vã mồ hôi nhiều mà vẫn thấy lạnh; Buồn nôn, hoa mắt chóng mặt; Mệt mỏi, da nhăn, khô và rụng tóc,…
Những mối nguy hại khi bị huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp diễn ra thường xuyên khiến hệ thần kinh bị suy giảm, cơ thể không tự điều chỉnh để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan như não, tim, thận và khiến các bộ phận này bị tổn thương.
Bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy thận, nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu não, đau thắt ngực,…. Nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do có nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay căn bệnh này rất phổ biến ở người trẻ lẫn người già.
Ngoài ra, bệnh huyết áp thấp gây ảnh hưởng lớn đến quá trình lao động và học tập của người bệnh. Nhất là những người phải lái xe, làm việc ở độ cao,… sẽ khiến họ dễ choáng váng và có thể gây ra tai nạn.
Phòng tránh và khắc phục bệnh huyết áp
Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.
Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi. Chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng cho người bị huyết áp thấp. Vì thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể uống một ly trà gừng nóng khi cảm thấy choáng váng, sau đó nghỉ ngơi thì huyết áp sẽ trở lại bình thường.
Hoặc dùng một số loại thuốc để kích huyết áp lên tạm thời như heptamyl, uống 1 – 2 viên/lần, tốt nhất là uống theo chỉ dẫn của bác sỹ. Hoặc người bệnh có thể ngậm viên coramine glucose mỗi lần 1 viên, ngày dùng 3 – 4 lần.
Nếu trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy khó thở, có thể dùng thuốc chữa hen ephedrine để làm giãn phế quản. Nhưng những viên thuốc này chỉ là tạm thời để sức khỏe của người bệnh không bị nguy kịch, tuyệt đối không được dùng các loại thuốc này trong thời gian dài vì sẽ có tác dụng ngược lại và gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Cần nghỉ ngơi hợp lý và cần đi khám bác sỹ kịp thời để được hướng dẫn và kê đơn thuốc chữa trị. Tránh để lâu dài, sẽ có nhiều mối nguy hiểm cho bệnh nhân.
Mặt khác, người nhà cần để ý bệnh nhân vì khi bị mắc huyết áp thấp họ thường ngất xỉu, khó thở,… trong trường hợp này cần phải có người thân để xử lý kịp thời. 
 
Vũ Minh
(Theo Congluan)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]