Khắc phục hậu quả loãng xương ở người cao tuổi

Mẹ tôi năm nay 72 tuổi, vừa rồi đi khám bệnh định kỳ kết quả ghi mẹ tôi bị loãng xương nặng. Theo tôi được biết nếu loãng xương không được điều trị thì rất dễ bị giòn xương, hay bị gãy chân tay... Xin bác sĩ tư vấn thêm.

15.6004

(SKDS) –  Mẹ tôi năm nay 72 tuổi, vừa rồi đi khám bệnh định kỳ kết quả ghi mẹ tôi bị loãng xương nặng. Theo tôi được biết nếu loãng xương không được điều trị thì rất dễ bị giòn xương, hay bị gãy chân tay... Xin bác sĩ tư vấn thêm.

Hoàng Thị Tuyết (Thanh Hóa)

Người cao tuổi theo sự lão hóa của cơ thể thì mật độ xương cũng giảm dần và như thế kết cấu các tổ chức xương bị phá vỡ dẫn đến giòn xương, dễ gãy. Xương cổ tay, cổ xương đùi, xương cột sống là những vị trí hay gãy nhất. Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là những đối tượng có tỷ lệ loãng xương tương đối cao. Yếu tố gây loãng xương là do tuổi tác, cân nặng, chiều cao, mức độ vận động, lối sống, dinh dưỡng, mắc bệnh tật... canxi là một yếu tố liên quan mật thiết đến độ chắc khỏe của xương.
 
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Nhu cầu canxi khác nhau theo từng lứa tuổi và giai đoạn sinh lý. Bạn nên đưa mẹ tới bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra những phương hướng điều trị đúng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, đậu phụ, rau muống... Việc ăn đủ các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu để việc hấp thu canxi trong cơ thể được tốt hơn. Tuy nhiên, nếu quá nhiều chất đạm sẽ dẫn đến hiện tượng đào thải canxi. Cũng cần chú ý thêm một số chất làm tăng cường khả năng hấp thụ canxi như vitamin D, đường lactose trong sữa.       
ThS. Hà Hùng Thủy
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]