CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Google, Karim Temsamani phát biểu, “hành vi và thói quen tiêu dùng trực tuyến của người châu Á đang dần thay đổi cách thức hoạt động của mạng internet và các phương thức quảng cáo truyền thống. Trong cuộc sống trực tuyến thường nhật của người tiêu dùng hiện đại, có rất nhiều nhu cầu “Tôi muốn…” chỉ nảy sinh trong chớp mắtnhưng lại rất trọng yếu trong quá trình đưa ra quyết định mua sắm trong tương lai của người tiêu dùng, tỷ dụ như “Tôi muốn biết thêm về…”; “Tôi muốn đi…”; “Tôi muốn làm…”; “Tôi muốn mua…”,v.v.Tại Google, chúng tôi gọi những nhu cầu trong chớp mắt này là Micro Moment. Trong thời đại di động, bất kể ở đâu vào lúc nào; phải đối mặt với vấn đề gì, khi người sử dụng thông qua các thiết bị di động thông minh để giải quyết vấn đề, cũng chính là thời điểm mà người tiêu dùng sản sinh nhu cầu học hỏi, tìm kiếm, giải trí hoặc ra quyết định mua sắm, thời điểm khi mà người tiêu dùng hình thành thói quen sử dụng các thiết bị thông minh cầm tay như một công cụ để đạt được mục đích, hay thỏa mãn nhu cầu bản thân. ”

  Sự xuất hiện của những “Micro Moment”, không chỉ thể hiện nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại, mà còn khiến cho các thương hiệu ý thức được hiệu quả của hoạt động Marketing đôi lúc chỉ sản sinh vào những khoảnh khắc ngắn ngủi “Micro Moment” trong tâm trí người tiêu dùng. Trong những khoảnh khắc “Micro Moment” này, người tiêu dùng có cảm nhận sâu sắc nhất với tính cấp bách và mức độ liên quan, chính vào thời khắc này, những thương hiệu nào có thể thỏa mãn nhanh nhất những nhu cầu trong chớp mắt này của người tiêu dùng thì chắc chắn sẽ có thể thu hút được sự chú ý và trung thành của họ. Nói một cách khác, ý định mua sắm và địa điểm giao dịch ngày càng mang một ý nghĩa lớn lao hơn đối với chuyên viên Marketing. Trong quá trình người tiêu dùng tiến hành tìm kiếm trực tuyến những kết quả liên quan trực tiếp nhất với nhu cầu mua sắm của họ, thì họ luôn luôn bị hấp dẫn và thu hút bởi nội dung phục vụ tốt nhất mục đích tìm kiếm ngay thời điểm đó (Micro Moment) của họ. Nếu so với việc phải chọn lựa giữa các thương hiệu, chúng ta luôn có khuynh hướng chung thành hơn với nhu cầu của bản thân mình,  tính cấp bách và mức độ liên quan (đối với nhu cầu nảy sinh “ngay lúc này” của bản thân người tiêu dùng) luôn vượt lên trên mức độ tín nhiệm đối với một thương hiệu cụ thể nào đó.

Moment:  “Tôi muốn làm…” 

  Thời điểm (Moment) “Tôi muốn làm…”, giống như khi bạn muốn uốn tóc nhưng lại không biết làm như thế nào để làm xoăn tóc và rồi bạn bắt đầu lên mạng để tìm hiểu về nó; giống như việc làm thế nào để tự sửa chữa một chiếc xe đạp cũ hay thời điểm khi bạn tìm kiếm về cách nướng một mẻ bánh. Những thời điểm mà cái muốn của khách hàng phát sinh trong phút chốc như thế mang đến cho thương hiệu của bạn một giá trị vô cùng lớn nếu thương hiệu của bạn có thể đáp ứng nhanh nhất với nhu cầu đó của họ, hơn nữa ở Châu Á cơ hội mà bạn có thể xuất hiện trước người tiêu dùng còn cao hơn ở các nước phương tây: đơn cử tại Philippine, tỷ lệ người sử dụng smart phone để cập nhật những xu hướng tiêu dùng mới nhất cao đến hơn 55%, nhưng ở tại Mỹ tỉ lệ này chỉ đạt mức 22%. Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới Unilever nhận thức được khuynh hướng này và đã thành lập channel youtube “Be Beautiful” ---- Channel chuyên hỗ trợ và cung cấp kiến thức về trang điểm và làm đẹp cho phái nữ. Còn tâp đoàn Nestle cũng thông qua một channel youtube chính thức cung cấp cho khách hàng những kiến thức cơ bản về công việc bếp núc nhằm thích nghi với thói quen tiêu dùng mới đang dần hình thành của người tiêu dùng trong thời đại di động.

Moment: “Tôi muốn mua…”

  Thời khắc “Tôi muốn mua”, chính là lúc người tiêu dùng móc điện thoại ra và bắt đầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đối chiếu giá cả hay là lướt xem các lượt reviews về sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định mua sắm. Ngày nay, chúng ta mong chờ ở người tiêu dùng tìm kiếm và tra cứu trực tuyến trước mỗi quyết định mua sắm; nhưng người tiêu dùng mỗi khi đứng trước một quyết định mua sắm đa phần họ giờ đây đều có thói quen “cầu viện” tới thiết bị thông minh, thậm chí ngay cả khi họ đang ở ngay tại cửa hàng hay đang ở một nơi gần đó. Adidas sớm đã nhận ra khuynh hướng này trong thói quen mua hàng, họ đã bắt đầu đính kèm hệ thống định vị (GPS) vào trong mỗi một quảng cáo trực tuyến của hãng nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng. Sau khi xem những số liệu được liệt kê dưới đây, bạn sẽ có thể phần nào hiểu được nguyên do trong đó:

·         Ở Malaysia, 91% lượng tìm kiếm trên di động dẫn đến quyết định hành động, bất luận là tìm kiếm thêm thông tin hay quyết định mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ nào đó.

·         Ở Trung Quốc, 45% số người mua hàng trực tuyến trước khi quyết định mua sắm đều thực hiện tra cứu thông tin sản phẩm hoặc đối chiếu giá cả, tại Mỹ tỷ lệ này chiếm khoảng 36%.

·         Tại Indonesia, 67% người tiêu dùng online sử dụng smart phone để mua sắm, còn ở Mỹ mức độ này thấp hơn khá nhiều, chỉ khoảng 10%.

·         Tại Thái Lan, 69% người sử dụng smartphone tìm thông tin online mua hàng offline, tại Mỹ tỷ lệ này chỉ khoảng 31%.

  Một khi người Châu Á đều có thể sở hữu điện thoại thông minh, rất có khả năng họ đều sẽ thông qua nó để thực hiện tất cả các quyết định mua sắm bất kể dưới hình thức nào.

Moment “Tôi muốn đi…”

  Ngày nay ứng dụng di động không chỉ bó gọn hạn hẹp trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Người tiêu dùng giờ đây còn biết cách lợi dụng ứng dụng tra cứu định vị (GPS) trên điện thoại của mình, bao gồm từ phòng tập gym cho đến nhà hàng, quán ăn bất kể ở đâu. Đặc biệt là ở Châu Á, người ta đều hi vọng có được câu trả lời nhanh hơn. Lấy Ấn Độ làm ví dụ, trong 12 tháng vừa qua, từ khóa tìm kiếm “địa điểm gần đây” (“Near me”) gia tăng mạnh. Rất dễ thấy, thông qua điện thoại tìm kiếm thông tin về địa điểm đang trở thành ứng dụng trào lưu ở tại Châu Á.

·         70% lượng người sử dụng smartphone ở Trung Quốc khi muốn tìm kiếm địa chỉ của một cửa hàng địa phương đều “cầu viện” đến thiết bị cầm tay thông minh, ở Anh con số này chỉ vào khoảng 28%.

·         Ở Malaysia, trong quá trình từ tìm kiếm thông tin sản phẩm đến quyết định mua sắm, có hơn 76% giao dịch mua sắm được thực hiện trong 5 giờ đồng hồ sau khi tìm kiếm thông tin trên điện thoại, 33% giao dịch được thực hiện chỉ sau 1 tiếng đồng hồ.

Chuyên viên Marketing làm sao để chiến thắng trong thời đại “Micro moment”?

  Sự xuất hiện của các “Micro moment”, đem đến cho chuyên viên Marketing nhiều cơ hội cũng như thử thách mới. Từ xưa đến nay việc chỉ dựa vào các báo cáo thống kê về nhân khẩu học sẽ không còn mang lại hiệu quả như mong đợi, giờ đây câu hỏi mà một chuyên viên marketing cần phải trả lời không còn là “Bạn là ai”, mà chính xác hơn đó là “Bạn đang cần gì”. Đối với một chuyên viên Marketing mà nói, thông tin có giá trị nhất đối với họ giờ đây là một người khách hàng nào đó hiện đang có kế hoạch mua một chiếc xe mới hay là một ai đó đang tìm kiếm trên youtube để xem trailer một bộ phim sắp ra mắt, chớ không phải là đi tìm một nữ  khách hàng 30 tuổi nào đó để chào hàng. 

  Trên thực tế, nếu so với các báo cáo thống kê nhân khẩu học thâm chí ngay cả với số liệu về mức độ trung thành với thương hiệu, quyết định mua sắm dựa trên nhu cầu tức thời từ không đến có hay từ có đến không chỉ say ra trong một thời điểm tíc tắc của một cái chớp mắt mà thôi.

  Châu Á hiện đang nghênh tiếp cơn sóng tiêu dùng “Micro moment”, hy vọng các chuyên viên Marketing có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, nắm bắt được thời cơ, đồng thời thỏa mãn được cái muốn thực sự của người tiêu dùng.

Cẩm nang đối phó xu hướng “Micro Moment” cho các chuyên gia Marketing từ Google:

1.    Nhận biết toàn bộ chu trình tiêu dùng và nghiệp vụ có liên quan đến “Micro moment”. Khách hàng muốn biết điều gì ở sản phẩm? họ có mối quan tâm như thế nào? Google Trend & Consumer Barometer những công cụ này cho phép phân tích tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi như thế nào và vào lúc nào trước những sự kiện trọng đại, cùng với khách hàng thường tìm đến đâu để thỏa mãn những nhu cầu mới phát sinh này.

2.    Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đúng thời điểm. Giờ đây môi trường xung quanh đối tượng khách hàng mục tiêu đã thay thế những số liệu báo cáo nhân khẩu học khô khan trước đây, quan trọng nhất là giúp khách hàng có những trải nghiệm tiêu dùng “Micro moment” tuyệt vời nhất.

3.    Đảm bảo rằng mọi thiết kế của công ty phải phù hợp với môi trường ứng dụng di động. Do đó sẽ không thể mắc những lỗi thiết kế dẫn đến việc gây trở ngại cho khách hàng trong việc đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng.

 

 

Đức Huy