Khâu nhục và vịt quay Lạng Sơn ấm lòng ngày đông

Thịt khâu nhục mềm ngấm vị khoai môn cùng lớp bì vàng rộm, còn vịt quay lại có mùi thơm lá mắc mật đặc trưng.

15.578

Những ngày cuối năm, nếu có dịp lên xứ Lạng, các bạn đừng bỏ qua hai món ăn trứ danh này, để hiểu thêm về ẩm thực miền núi Đông Bắc. 

Khâu nhục (nằm khâu)

Cái tên lạ này có nhiều cách giải thích, phổ biến nhất “khâu” nghĩa là hấp chín đến mềm gục, “nhục” là thịt. Đây là món ăn được chế biến cầu kỳ, tốn thời gian, phải đầy đủ các loại gia vị cần thiết, dù thiếu một thứ cũng không thành vị. Thịt lợn ba chỉ rửa sạch, cắt miếng to chừng 0,5 kg, luộc sơ qua, vớt ra, rồi dùng tăm tre đâm nhiều lỗ qua lớp bì để khi nấu được ngấm gia vị sau đó đem quay. Người làm vừa quay vừa phết mật ong cho vàng bì, rồi thái thành miếng dày chừng 2 ngón tay, mỗi miếng đều có bì, mỡ, thịt.

Không thể thiếu lá tàu soi, một loại rau muối mặn của người Tày, băm nhỏ rồi trộn đều với gia vị, xì dầu, húng lìu… cho vào xoong thịt, để 15 phút cho ngấm.

Khéo léo xếp lá tàu soi, khoai môn, thịt vào đĩa, úp bát lên trên, lật lại để nguyên đĩa rồi hấp cách thủy trong khoảng 4-5h cho thịt chín nhừ.

Món khâu nhục đạt tiêu chuẩn là không bị vỡ nát, màu đẹp, thịt ngọt mềm ngấm vị khoai môn, đậm đà, cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt tỏa hương thơm ngào ngạt đánh thức vị giác.

Khâu nhục có thể ăn kèm cơm, bánh mì và các loại rau trong bữa sáng hoặc bữa chính. Ảnh: Má Lúm.

Khâu nhục là món ăn đặc trưng được người Tày, Nùng làm nhiều trong các dịp Tết, cúng lễ, đám hỉ... Nếu du lịch đến Lạng Sơn, muốn thưởng thức món này, bạn ghé những quán ăn, nhà hàng bán đặc sản xứ Lạng trên đường Ngô Quyền, Nhị Thanh, Hoàng Văn Thụ.... với giá khoảng 100.000-150.000 đồng một bát.

Vịt quay lá mắc mật

Mắc mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng của cây hồng bì núi, trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Lá, quả mắc mật có nhiều công dụng, đặc biệt lá mắc mật góp phần tạo nên nét riêng biệt của ẩm thực xứ Lạng với những món quay, nướng, chao...

Người ta truyền nhau rằng, để có món vịt quay ngon nhất thì vịt phải chọn loại xuất xứ từ vựa lúa Thất Khê, cho thịt ngon và nạc. Sau khi mổ, làm sạch, mỗi con vịt được nhồi khoảng 3-4 muôi nước sốt.

Công đoạn pha chế nước sốt nhồi bụng vịt chính là yếu tố quyết định vị ngon của món ăn này, gồm rất nhiều nguyên liệu, gia vị. Lá, quả mắc mật rửa sạch rồi dùng dao băm nhỏ cùng với hành, tỏi, ớt và thêm các loại gia vị, hạt tiêu, thảo quả, hoa hồi, tương tàu tro...

Để da vịt căng bóng, mỡ màng, người ta nhúng cả con sơ qua nồi nước đun sôi có bỏ chút mật ong. Sau đó quay trên bếp than hoa chừng 15 phút, rồi tiếp tục nhúng vào chảo mỡ nóng già, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút nữa, khi ăn thì chặt miếng xếp ra đĩa.

Vịt quay mắc mật có vị ngon đặc trưng xứ Lạng khó quên. Ảnh: Má Lúm.

Bạn cảm nhận được thịt vịt mềm, ngấm gia vị, lớp da giòn nhưng không ngấy, cùng mùi mắc mật đặc trưng, chấm cùng thứ nước chấm riêng biệt xứ Lạng, thấy ấm lòng ngày lạnh giá vùng biên viễn.

Vịt quay lá mắc mật được bán rất nhiều ở Lạng Sơn, từ các quán nhỏ ven đường, trong chợ Đông Kinh, đến các nhà hàng. Bạn có thể ghé các quán chuyên vịt quay ở đường Bắc Sơn, Hùng Vương... với giá 150.000-250.000 đồng một con tùy trọng lượng.

Xem thêm:

Má Lúm

 
Đừng bỏ lỡ
  • 3h trước

  • 11p trước

  • 1h trước

  • 1h trước

  • 6h trước

  • 3h trước

  • 5h trước

  • 4h trước

  • 7h trước

  • 7h trước

  • 5h trước

  • 3h trước

  • 5h trước

  • 2h trước

  • 2h trước

  • 9h trước

  • 4h trước

  • 2h trước

  • 17h trước

  • 17h trước

  • 7h trước

  • 17h trước

  • 6h trước

  • 17h trước

  • 7h trước

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]