Khi nào nên cân nhắc bán lại khởi nghiệp

0

1. Nhận được lời đề nghị với giá trị lớn.

Sẽ thật may mắn nếu khởi nghiệp lọt vào “mắt xanh” của một doanh nghiệp phát triển và may mắn hơn khi đó là lời đề nghị với mức giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với những gì khởi nghiệp định giá. Trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp sẽ mua lại công nghệ, mô hình kinh doanh của khởi nghiệp và tự điều hành, hoặc nắm quyền kiểm soát nhưng vẫn giao lại cho startup phát triển dự án. Dù thế nào đi nữa thì khởi nghiệp vẫn sẽ thu về một khoản tiền đủ lớn để có thể hoàn lại nhà đầu tư và bắt đầu cho những khoản đầu tư tiếp theo của mình.

2. Dự án không còn khả năng phát triển.

Trong trường hợp này, có rất nhiều lý do như không đủ khả năng phát triển tiếp dự án, thị trường thay đổi, gặp vấn đề pháp lý v.v..Nếu rơi vào trường hợp này, giá trị của khởi nghiệp sẽ giảm rất nhiều và việc phải bán lại là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, việc thuyết phục những công ty, những nhà đầu tư chịu bỏ tiền ra thời điểm này cũng không phải là điều đơn giản. Nhưng nếu không thể tìm ra giải pháp nào khác, hãy tìm cách bán lại khởi nghiệp của mình với giá cao nhất có thể.

3. Tìm được ý tưởng hấp dẫn hơn

Trong quá trình hoạt động, có thể startup bắt gặp những cơ hội mới, thị trường mới hấp dẫn hơn rất nhiều so với dự án đang làm. Bán khởi nghiệp hiện tại sẽ giúp startup có tiền đầu tư phát triển những ý tưởng mới hơn.

Có thể điều này đi trái với những gì khởi nghiệp viên đã từng nghe như niềm đam mê, tin tưởng vào sản phẩm khi khởi nghiệp. Nhưng nên nhớ, cơ hội luôn đến bất cứ lúc nào và cần có đầu óc thật cởi mở để nhìn nhận chúng.

 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]