[Khi tôi 22] Lời kết: Chúc các bạn thành công

0

Với những sinh viên năm nhất hay năm hai, tháng 6 đến đồng nghĩa với một kỳ nghỉ hè tuyệt vời ở phía trước với những chuyến đi đầy hứa hẹn của tuổi trẻ. Nhưng với đa số những ai đang ở tuổi 22, tháng 6 tới cũng là lúc họ chuẩn bị rời ghế nhà trường và bước chân vào đường đời đầy tấp nập ngoài kia. Một câu hỏi có lẽ khá phổ biến với họ là  

Vì thế, đây cũng là lúc họ cần tới những lời chia sẻ, động viên hay hướng dẫn từ những người đi trước, những người đã và đang thành đạt trong cuộc sống. Họ có thể làm việc trong mọi lĩnh vực, đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau nhưng đều có một điểm chung là vượt qua được những khó khăn của tuổi trẻ để đi tới thành công như hôm nay.

Giống như rất nhiều các bạn trẻ ngày nay, rất nhiều các lãnh đạo trên thế giới cũng từng cảm thấy mất phương hướng sau khi tốt nghiệp. Beth Comstock , CMO tại GE, đã từng phải thốt lên rằng “Sự thật là tôi đã chẳng biết mình muốn làm gì ở tuổi 22 và cũng chẳng có ý tưởng gì về sự nghiệp của mình trong tương lai cả.” Hẳn ý nghĩ đầu tiên của những tân cử nhân là có được một việc làm cùng nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên điều này quả thật không phải lúc nào cũng dễ dàng.

 

Nếu bạn tự ti về bằng cấp và điểm số của bạn, hãy nhìn vào Tan Min-Liang, một CEO đã từng phải thi lại khá nhiều lần. Hay là Ilya Pozin, một doanh nhân trẻ và thành đạt nhưng thậm chí chưa bao giờ đi học đại học. Mark Weinberger , hiện đang là Chủ tịch và CEO của EY, cũng từng có xuất phát điểm là một sinh viên trung bình. Tuy nhiên, ông luôn quan niệm rằng ”Học như thế nào và đâu là niềm đam mê của bạn còn quan trọng hơn rất nhiều so với kiến thức mà bạn đang học ở trường.”

Còn nếu bạn đang lo lắng vì mình còn thiếu quá nhiều kinh nghiệm làm việc và kiến thức thực tế, đừng quá tự ti vì bạn không phải là người duy nhất như vậy. Alex Malley, chủ tịch của CPA Australia, cũng từng trải qua rất nhiều các vị trí mà chưa từng có kinh nghiệm nào trước đó. Các công việc của ông thậm chí còn ”không liên quan” đến nhau nhưng ông đều làm tốt bởi đối với ông, điều quan trọng nhất chính là Thái độ của bản thân.

 

 

Một câu hỏi có lẽ cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đó là“Nên theo đuổi Tiền bạc hay Đam mê?“ Có cùng chung câu trả lời, cả doanh nhân James Caan hay chuyên gia tư vấn tài chính Suze Orman đều khuyên chúng ta rằng tiền bạc không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.

Còn đối với vị tỷ phú “bình dân” Richard Branson, niềm hạnh phúc của ông chỉ đơn giản là theo đuổi những gì mà ông thực sự đam mê nhất. Và cho dù việc đó có“điên rồ” tới đâu thì ông cũng luôn làm với một mục đích tốt đẹp.

Nếu bạn ra trường với một tấm bằng tốt hơn nhưng vẫn còn phân vân về tương lai ở phía trước, tại sao lại phải quyết định vội vàng với công việc như vậy? Thay vào đó, hãy dừng lại một chút và xách ba lô lên đường bởi thế giới ngoài kia rộng lớn hơn những gì bạn thấy qua màn hình rất nhiều. Đó là những lời khuyên từ Alan Joyce, CEO của Qantas Airways, hãng hàng không lớn nhất Australia. Chính tỷ phú Branson cũng có chung ý tưởng này:”Nếu có thể, tôi sẽ hối thúc bạn đi đến những miền đất mới, nếm trải những điều tuyệt vời mà bạn chưa từng gặp trong đời. Bởi chúng sẽ là chất xúc tác cho những quyết định của bạn trong tương lai.”

 

Còn nếu như bạn may mắn hơn tìm được công việc đúng như kỳ vọng, đừng nghĩ rằng mọi chuyện đã dừng lại tại đây. Phải, việc học tập của bạn giờ đây mới thực sự bắt đầu. Sẽ có rất nhiều điều bạn cần học từ vị trí mới của mình và cũng có những thói quen bạn cần phải quên đi ngay sau lễ tốt nghiệp. Khác với những điều “cần quên” của Daniel Shapero, Guy Kawasaki lại đưa ra một lời khuyên “hóm hỉnh” rằng “Không nên kết hôn khi còn quá trẻ”. Dù vậy nhưng vị Giám đốc tiếp thị của Motorola (Google) cũng không quên nhấn mạnh rằng: ”Hãy xắn tay áo lên mà làm việc cật lực cho công việc đầu tiên của bạn, và cũng đừng bao giờ nghĩ về việc tìm được một vị trí hoàn hảo ngay trong lần đầu.”

Thành công sẽ không đến với bạn chỉ sau một đêm mà đó là cả một quá trình nỗ lực và làm việc bền bỉ. Như cựu thị trưởng Bloomberg của thành phố New York từng nói “Sự nghiệp của bạn sẽ không bao giờ là một đường thẳng”, do đó khó khăn trước mắt cũng là điều hiển nhiên mà thôi.

Bạn thấy đó, họ đều là những người xuất sắc ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều có điểm chung là chưa bao giờ lo lắng về tương lai của mình cả. Việc “mất phương hướng” sau khi ra trường là chuyện khá phổ biến ở Việt Nam nên chúng tôi thực sự muốn mang đến một điều gì đó cho các bạn thông qua Series “Khi tôi 22 ”.

Và cho đến lúc này, chúng tôi nghĩ mọi chuyện đều đã đi vào quỹ đạo của nó, nên đây có lẽ cũng là lúc chúng ta nói lời tạm biệt với “Khi tôi 22” và bắt tay vào những ý tưởng mới thú vị hơn. Tuy vậy, rất có thể Series này sẽ trở lại vào mùa hè năm sau cùng những thông tin bổ ích hơn cho các bạn sinh viên khoá 2015. Còn hiện tại, mời các bạn đón đọc series mới của chúng tôi vào thứ 6 tuần sau với nội dung “Khởi nghiệp”.

Chúc các bạn thành công!

Khanh Lưu & Kỳ Anh

Theo Infonet

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]