Khó nghiên cứu khả năng truyền bệnh của bọ xít hút máu người

Nghiên cứu khả năng truyền bệnh của bọ xít hút máu người tại Việt Nam là công việc gần như không thể do e ngại về an toàn sinh học.

15.6033
Đây là chia sẻ của TS Hồ Đình Trung, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương về việc xác định khả năng truyền bệnh sang người của loài bọ xít́t hút máúu Triatoma rubrofasciata.

Nguy cơ khó kiểm soát

Tủ nuôi bọ xít để nghiên cứu. Ảnh:  Như Ý

Kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam mới đây cho thấy, loài bọ xít hút máu người tại Hà Nội và một số tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều, số lượng người bị đốt cũng tăng dần lên.
 
Điều đáng nói, chúng ngày càng dạn dĩ với đời sống con người.Nghi vấn, liệu loài bọ xít này có truyền bệnh cho con người giống như loài Triatoma infostans ở vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ đã truyền bệnh Chagas (bệnh ngủ) lại chưa có câu trả lời.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố có bệnh Chagas ở Việt Nam. Xét nghiệm 19 mẫu máu của 19 người ở 19 hộ gia đình bị bọ xít đốt không phát hiện ký sinh trùngng gây bệnh Chagas.

Các kết quả nghiên của của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đến thời điểm này cũng khẳng định chưa có bằng chứng về khả năng gây bệnh của loài bọ xít Triatoma rubrofasciata. Tuy nhiên, chưa không có nghĩa là không.

Theo các nhà khoa học, trước mắt vì chưa có người do bọ xít đốt bị nhiễm bệnh, vì vậy việc nghiên cứu cơ chế truyền bệnh cũng như khả năng gây bệnh từ loài bọ xít này sang người là vô cùng khó khăn.
 
TS Trung cho biết, nếu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tức là sẽ phải cấy vi trùng gây bệnh vào một con bọ xít và cho con này đốt, gây bệnh cho một cá thể động vật khác. “Tuy nhiên, điều này là vô cùng khó khăn bởi nếu không kiểm soát tốt, rất có thể con bọ xít nhiễm bệnh trong phòng thí nghiệm lọt ra và gây bệnh ngoài môi trường”, TS Hồ Đình Trung lo lắng.

Theo TS Trung, sự mất an toàn sinh học có thể còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần việc tìm ra khả năng truyền bệnh từ bọ xít hút máu sang người. “Cách tốt nhất là chờ đợi, nếu có trường hợp có người bị bọ xít đốt và nhiễm bệnh, khi đó sẽ bắt tay vào nghiên cứu thì sẽ an toàn hơn”, TS Trung gợi ý.

Khó cũng không thể chờ

Đồng ý với quan điểm nghiên cứu cơ chế gây bệnh sang người từ bọ xít là vô cùng khó khăn, song TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khẳng định khó đến mấy vẫn phải làm.

Bọ xít tuổi thứ 5. Ảnh: Như Ý

TS Lam cho rằng, không thể chờ đợi, bởi nếu chờ người bị bọ xít đốt mắc bệnh rồi mới bắt tay vào nghiên cứu thì khi đó đã trở thành đại dịch. Lúc này mọi việc nghiên cứu trước đó sẽ trở thành vô nghĩa.
 
“Vì vậy, chúng tôi đang nỗ lực tìm kiếm nguồn kinh phí, con người, chuyên gia của thế giới bắt đầu vào công việc nghiên cứu cơ chế truyền bệnh. Sẽ có kế hoạch nghiên cứu vào năm 2012”, TS Lam nói.

Được biết, vào khoảng ngày 6-8/10 tới, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật sẽ báo cáo hiện trạng về bọ xít hút máu người tại Việt Nam với Tổ chức Y tế giới. TS Lam cho biết, sau khi báo cáo hiện trạng sẽ sẽ thuyết phục để Tổ chức Y tế thế giới quan tâm tới nghiên cứu việc nghiên cứu này tại Việt Nam.

Người lớn bị bọ xít đốt nhiều hơn trẻ em, và phụ nữ bị bọ xít đốt nhiều hơn nam giới. Xét nghiệm lam máu tìm ký sinh trùng Trypanosoma ở 42 người bị bọ xít đốt và máu trong dạ dày của 130 bọ xít cùng một tổ và 27 bọ xít rải rác từ các nơi đem đến, nhưng kết quả đều âm tính.
 
Vết đốt hầu như khắp nơi, nhưng chân và tay là hai vị trí bị đốt nhiều nhất (21, 44 - 26,2%); các vị trí khác từ 4,76 - 7,14 %.
 
Qua 42 trường hợp bị bọ xít đốt thấy rằng, phần lớn các vết đốt bị sưng tấy, đau nhức từ 3 đến 7 ngày, một số trường hợp kèm theo sốt.
 
Đa số trường hợp bị bọ xít đốt đã đến cơ sở Y tế khám và điều trị, số ít tự khỏi sau một tuần và không để lại vết tích. (Theo tài liệu của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng Trung ương) 

Theo Bích Ngọc - Báo Đất Việt

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]