Khoa học gợi ý cách "đại tiện" đúng chuẩn nhất

Cùng tìm hiểu phương pháp đi đại tiện có lợi cho sức khỏe dựa trên quan điểm khoa học.

15.6047
Với mỗi cơ thể sống, đại tiện là một trong những hoạt động quan trọng của hệ tiêu hóa. Nhờ hoạt động này, các chất thừa sau quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài. 

Thế nhưng việc đại tiện cũng cần được thực hiện một cách chính xác để giúp cơ thể có thể tránh được một số vấn đề về đường ruột.

Vậy cách đi đại tiện của con người trong thời đại ngày nay liệu có chính xác? 

Trong cuốn sách “Charming Bowels”, nhà vi sinh vật học, tiến sĩ y khoa Giulia Enders đã đưa ra nhiều nghiên cứu về ruột cũng như các loại vi khuẩn đường ruột của con người. 

Với niềm đam mê này, cô đã đưa ra nhiều chủ đề để các chuyên gia cùng thảo luận, một trong những vấn đề được Enders khai thác và nghiên cứu nhiều nhất là việc đi vệ sinh của con người.


Theo những tài liệu mà Enders sưu tầm được và cả những nghiên cứu của chính cô, ngày nay đa phần chúng ta đang đi cầu sai cách.

Cụ thể, việc đi cầu sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta ngồi xổm bởi cơ chế của cửa ruột không được thiết kế để “mở hoàn toàn” khi ta đứng hoặc ngồi ghế. Hơn nữa việc ngồi xổm còn giúp giảm áp lực xuống cho “bàn tọa” và tránh được khả năng xảy ra hiện tượng tê chân.


Ngoài ra, Enders còn cho biết hiện nay trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người chọn phương pháp ngồi xổm khi đi cầu. Phương pháp này đã giúp họ tránh được bệnh viêm túi thừa đại tràng với tỷ lệ mắc bệnh là không đáng kể, và ngược lại, tỷ lệ người ngồi “xí bệt” khi đi cầu mắc căn bệnh này là cao hơn. 

Khi ngồi “xí bệt”, đại tràng sẽ được giữ ở dạng gấp khúc và điều này sẽ gây nhiều vấn đề trong quá trình “giải quyết nỗi buồn”. 


Để tống chất thải tế nhị ra, ta sẽ phải dùng lực nhiều hơn để rặn, tạo ra áp lực lớn lên ruột. Vách của đại tràng có khi không đồng đều về cấu tạo, có những chỗ vách bị yếu so với phần xung quanh. Khi áp lực ruột gia tăng, niêm mạc của những chỗ yếu đó sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột yếu và tạo thành cái túi nhỏ, có kích thước từ 2 - 6cm.

Không chỉ ảnh hưởng đến đại tràng, việc ngồi “xí bệt” đôi khi có thể gây nguy hại tới cơ vòng hậu môn cũng do nguyên nhân cửa ruột không thể “mở hoàn toàn”. 



Đây là một bộ phận quan trọng giúp con người có thể phân biệt được hoạt động “xì hơi” và “tống chất thải”. Khi cảm thấy có “nhu cầu”, cơ vòng sẽ phối hợp cùng cơ thắt hậu môn để cơ thể lựa chọn một trong 2 hoạt động trên. 

Đầu tiên não bộ sẽ phân tích tình huống rằng bạn đang ở nơi đông người hay ở nhà vệ sinh để xác định độ “an toàn”. Sau đó, não sẽ gửi những dữ liệu phân tích đó xuống cơ thắt rồi truyền tín hiệu lên các tế bào cảm biến trên cơ vòng để cơ thể quyết định sẽ thực hiện hoạt động nào cho phù hợp. 



Nếu như cơ vòng bị tổn hại nhiều khả năng sẽ gây ra bệnh táo bón. Đôi khi táo bón còn bị gây ra bởi các tác động tâm lý.

Nếu bạn bị tiêu chảy và phải “giải quyết” tại nhà vệ sinh công cộng, bạn sẽ cảm thấy ngại vì sợ sẽ có người nghe thấy tiếng động do mình gây ra. Do đó cảm giác ngại từ bộ não sẽ gây ức chế tới cơ vòng, khiến cơ này bị co bóp và gây ra bệnh táo bón.


Để giải quyết vấn đề “đi cầu sai cách”, nhà vi sinh vật học Enders cũng có đưa ra một số gợi ý. Phương pháp tối ưu nhất đó là việc sử dụng các bồn cầu dạng ngồi xổm. 

Khi ngồi với tư thế này ruột và đại tràng sẽ được ở trạng thái thẳng, do đó việc đưa chất thải ra sẽ dễ dàng hơn. 

Nhưng nếu không muốn thay đổi chiếc xí bệt đang dùng, Enders gợi ý rằng bạn có thể ngồi xổm lên đó, hoặc nghiêng mình về phía trước một chút khi đang ngồi theo phương pháp bình thường. 

* Bài viết dựa trên quan điểm của tiến sĩ y khoa, nhà vi sinh vật học Giulia Enders đăng trên tạp chí The Guardian.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]