Không có sự thỏa hiệp giữa thành công và nỗi sợ hãi

Không có sự thỏa hiệp nào giữa nghèo khổ và giàu có. Tương tự, không có sự thỏa hiệp giữa thành công với những bóng ma sợ hãi. “Quá nhiều người trong chúng ta không sống với giấc mơ của mình vì chúng ta sống với nỗi sợ hãi” - Les Brown. Vậy bạn có biết những nỗi sợ nào đang ngăn cản bạn trên con đường đến thành công không?

15.579
 
 
1. Chứng sợ nghèo khổ
 
Không có sự thỏa hiệp nào giữa nghèo khổ và giàu có. Hai con đường dẫn đến nghèo khổ và giàu có là hai hướng đối lập nhau. Nếu bạn muốn giàu có, bạn phải từ chối chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh nào dẫn tới nghèo khổ.
 
Sợ nghèo khổ là trạng thái tinh thần phá hỏng nhiều cơ hội thành đạt của chúng ta trong bất kỳ công việc. Chứng sợ này làm tê liệt năng lực lý trí, hủy hoại khả năng tưởng tượng, giết chết sự tự lực, làm xói mòn lòng nhiệt tình, thui chột sáng kiến, dẫn đến sự mơ hồ về mục đích, tăng cường sự trì hoãn, quét sạch lòng nhiệt tình và làm cho người ta không tự chủ được.
 
Những triệu chứng của nỗi sợ nghèo khổ:
 
- Sự thờ ơ. Không có tham vọng, sẵn sàng chấp nhận nghèo khổ, chấp nhận bất kỳ sự đền bù nào ban cho mà không phản đối, lười biếng về tinh thần và thể chất.
 
- Sự do dự. Có thói quen để người khác tư duy hộ mình.
 
- Sự nghi ngờ. Có những cái cớ để che lấp, giải thích hoặc biện hộ cho những thất bại.
 
- Sự lo lắng. Bới lông tìm vết những lỗi lầm của người khác, giải thích hoặc biện hộ cho những thất bại của mình.
 
- Sự chần chừ. Thói quen để công việc cho ngày mai. Né tránh không có trách nhiệm với công việc.
 
2. Chứng sợ bị phê bình
 
Chứng sợ phê bình tước mất sáng kiến, hủy hoại sức tưởng tượng, hạn chế cá tính, lấy đi sự tự chủ của con người và hại họ hàng trăm cách khác nhau. Phê bình là công việc người ta hay làm nhất. Những triệu chứng:
 
- Sự tự ý thức. Thường biểu hiện qua sự nhút nhát, căng thẳng trong giao tiếp và gặp gỡ người lạ.
 
- Thiếu tự tin. Biểu hiện qua việc không kiểm soát được giọng nói, căng thẳng trước mặt người khác, tư thế vụng về, trí nhớ kém.
 
- Tính cách. Thiếu quyết đoán, không có sự thu hút và khả năng diễn đạt ý kiến rõ ràng.
 
- Phức cảm tự ti. Thói quen biểu đạt sự tán thành bằng lời nói và hành động như một phương tiện để che giấu mặc cảm tự ti.
 
- Phung phí. Thói quen đua đòi với mọi người, chi tiêu hoang phí để được bằng người khác.
 
- Thiếu sáng kiến. Không nắm lấy những cơ hội tự thăng tiến, sợ phát biểu ý kiến, không tự tn vào quan điểm của mình.
 
- Thiếu tham vọng. Lười biếng cả về tinh thần lẫn thể chất, thiếu sự tự khẳng định, chậm chạp khi đi đến quyết định, dễ bị tác động, hay phê bình người khác sau lưng và bợ đỡ họ trước mặt.
 
3. Chứng sợ bệnh tật
 
Chủ yếu con người sợ bệnh tật là do những hình ảnh khủng khiếp gieo vào đầu họ về những gì có thể xảy ra nếu cái chết đến đem họ đi.
 
Các triệu chứng:
 
- Tự kỷ ám thị. Thói quen sử dụng sự tự ám thị một cách tiêu cực bằng cách tìm kiếm và mong tìm thấy các triệu chứng của tất cả mọi loại bệnh.
 
- Bệnh tưởng. Thói quen nói về bệnh tật, nghĩ về bệnh tật và mong nó xuất hiện cho đến khi suy nhược thần kinh xảy ra.
 
- Tập thể dục không đúng cách. Chứng sợ bệnh tật thường cản trở việc tập thể dục đúng cách, kết quả là người ta thừa cân và lo lắng.
 
- Hoài nghi. Chứng sợ bệnh tật làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho bất cứ hình thức bệnh tật nào mà người ta có thể gặp phải.
 
4. Chứng sợ mất tình yêu
 
Phụ nữ vốn yếu đuối nên thường là nạn nhân của nỗi sợ này. Triệu chứng:
 
- Ghen tuông. Thói quen nghi ngờ bạn bè và người yêu mà không có bằng chứng xác đáng nào. Thói quen buộc tội người yêu, vợ/chồng không chung thủy.
 
- Bới lông tìm vết. Thói quen bới lông tìm vết bạn bè, người thân, đối tác kinh doanh và người yêu dựa trên những sai sót nhỏ nhất hoặc bất kỳ lý do nào.
 
- Cờ bạc. Thói quen cờ bạc, trộm cắp, lừa đảo và dùng các trò mạo hiểm để cung cấp tiền bạc cho người yêu.
 
5. Chứng sợ tuổi già
 
Nhìn chung chứng sợ này xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất, suy nghĩ cho rằng tuổi già có thể mang theo sự nghèo túng. Thứ hai và là nguyên nhân thường gặp nhất từ trước đến nay là do những giáo huấn lệch lạc và tàn bạo trong quá khứ.
 
Thói quen biện hộ rằng mình đã già sẽ giết chết sáng kiến, trí tưởng tượng và sự tự lực. 
 
6. Chứng sợ chết
 
Đối với nhiều người đây là nỗi sợ khủng khiếp nhất. Nỗi giày vò sợ chết luôn gắn liền với ý nghĩa về cái chết, mà trong đa số trường hợp có lẽ do tín ngưỡng cuồng tín.
 
Nếu chết không đơn thuần là sự biến đổi hoặc chuyển hóa thì chẳng có gì xảy ra sau cái chết ngoài một giấc ngủ vĩnh cửu và bình yên, ngủ thì chẳng có gì đáng sợ. Vì vậy bạn có thể quét sạch chứng sợ chết ra khỏi đầu mãi mãi.
 
Thói quen nghĩ về cái chết thay vì tận hưởng cuộc sống thường do thiếu mục đích sống và không có việc gì để làm.  Hãy làm cho mình trở nên bận rộn, có mục tiêu hướng tới thì nỗi sợ này sẽ biến mất.
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]