Không có thuốc trị dứt hẳn bệnh chàm

Từ tháng thứ 5 thai kì đến lúc sinh, tôi bị dị ứng nặng khắp người, bị cả chàm ở khủy tay và ngón tay.

15.6032
>>  

Tôi 33 tuổi, vừa sinh con đầu lòng được 3 tháng, cháu bú sữa ngoài. Từ tháng thứ 5 thai kì đến lúc sinh, tôi bị dị ứng nặng khắp người, bị cả chàm ở khủy tay và ngón tay. Khi mang thai, tôi đã làm đủ các xét nghiệm và kết quả đều bình thường.
 
Sau khi sinh con, các vết dị ứng hết hẳn và chỉ còn lại sẹo. Do tôi thiếu máu sau khi sinh, bác sĩ khuyên phải bồi bổ và ăn thịt bị để lấy lại sức khỏe. Tôi đã ăn 1 lần thịt bò nhưng ăn rất ít vì lo lắng. Còn lại ăn theo chế độ ăn kiêng của "bà đẻ" - kiêng cử nhiều thứ, gần như chỉ ăn thịt heo, gà và cá sông.
 
Vài ngày sau,tôi bị mẫn ngứa trở lại. Vết chàm cũ ở bàn tay lại tái phát. Từ đó đến nay,tôi đi khám lại ở BV Da Liễu nhiều lần, uống thay đổi nhiều toa thuốc cũng như thuốc thoa ngoài da nhưng mẩn ngứa vẫn không hết, nổi nhiều hơn và sẹo mới thi nhau xuất hiện trên da. (trừ da mặt)
 
Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi về bệnh của mình. Cám ơn bác sĩ.
 
(tthuong1983)

Chào bạn.
 
Theo như bạn kể, có lẽ bạn mắc bệnh chàm, còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Chàm là bệnh viêm da mạn tính hay tái phát do nhiều nguyên nhân như: thức ăn, tâm thần kinh, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa, yếu tố môi trường, nhiễm trùng
 
Cơ chế bệnh phức tạp, bao gồm những yếu tố nội sinh và ngoại sinh như rối loạn sự điều hòa miễn dịch của cơ thể, tổn thương hàng rào thượng bì bảo vệ da. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Về trường hợp của bạn, mang thai là yếu tố thuận lợi gây khởi phát bệnh. Vì bệnh dai dẳng, hay tái phát nên điều trị cần kiên trì. Trước hết cần chăm sóc da để tăng chức năng hàng rào bảo vệ cơ thể, không dùng nhiều chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng; khống chế các yếu tố bộc phát bệnh như giảm stress, tránh các thức ăn kích thích nghi gây bệnh (trứng, thức ăn lên men, hải sản, thịt bò,..), vệ sinh môi trường sống sạch bụi, không nuôi thú vật, không sử dụng hoa tươi…

 Bạn nên thường xuyên giữ ẩm da, hạn chế gãi, tránh nhiễm trùng. Thoa thuốc giảm ngứa, dịu da. Hiện chưa có thuốc điều trị dứt hẳn mà chỉ tạm thời làm giảm triệu chứng. Những vết thâm sẽ giảm dần theo thời gian sau khi bệnh thuyên giảm. Mong bạn kiên trì theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thân ái.

AloBacsi.vn
Theo Phụ nữ TPHCM)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]