Không nên cho trẻ dùng thuốc ở đơn thuốc cũ

Khi sức khỏe của trẻ có vấn đề thì cách tốt nhất là đến bác sĩ để được khám, hướng dẫn và chỉ định cách điều trị, tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc tùy tiện.

15.5739

Cho trẻ dùng thuốc ở đơn thuốc cũ: Nên không?

Theo Báo điện tử VnMedia, nhiều người sau khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh một thời gian, bệnh có vẻ tái phát với các triệu chứng gần giống như lần trước đã tự ý dùng lại đơn thuốc cũ. Đặc biệt, nhiều bà mẹ hay dùng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã ghi đơn cho trẻ trước đây và nay trẻ bị bệnh trở lại.

Ngoài ra, một số người khác dùng đơn thuốc cũ của người khác khi thấy con của người đó đã bị bệnh có vẻ giống như bệnh của con mình hiện giờ, với mong muốn sẽ hết bệnh như thế.

Theo TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tuyệt đối không nên dùng điơn thuốc cũ để chữa bệnh cho con vì làm như vậy sẽ không an toàn cho trẻ. Bởi vì, có thể bạn bỏ quên một dấu hiệu, triệu chứng của bệnh của trẻ, khi bạn sử dụng đơn thuốc cũ không thành công mới đưa trẻ đi khám thì lúc đó bệnh đã nặng, bỏ qua một liệu trình điều trị cho trẻ, kéo dài bệnh lý của trẻ.

Do vậy, TS Trần Minh Điển khuyên rằng, các bậc cha mẹ không nên sử dụng đơn thuốc cũ chữa bệnh cho con, đặc biệt là một số trường hợp còn đọc cho nhau cái đơn đó để sử dụng qua điện thoại. Đây là một vấn đề nên tránh.

Tự dùng thuốc có thể làm cho bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng vì không được chữa trị bằng thuốc đúng cách. Còn dùng đơn thuốc của chính mình hay của người khác (nhất là đơn thuốc tham khảo trên mạng) để tự chữa bệnh cũng là việc làm sai.

Bởi vì, một đơn thuốc luôn có nghĩa: đó là dành cho một cá nhân cụ thể được dùng trong một thời điểm cụ thể. Bệnh của chính mình bây giờ có vẻ giống như trước kia nhưng bây giờ có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ không còn hiệu quả. Bệnh của người này có vẻ na ná giống người kia nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi là nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, khi sức khỏe có vấn đề thì cách tốt nhất là đến bác sĩ (bác sĩ chuyên khoa càng tốt) để được khám, hướng dẫn và chỉ định cách điều trị. Đối với đơn thuốc cũ của người khác, tuyệt đối không được dùng để tự chữa trị cho mình.

Với đơn thuốc cũ của chính mình, nếu bệnh trở lại, cũng không nên tự ý dùng trở lại. Tốt nhất nên đi tái khám ở bác sĩ đã chữa trước đây. Vì chỉ bác sĩ mới đủ thẩm quyền cho bệnh nhân dùng đơn thuốc cũ hoặc phải thay bằng đơn thuốc mới.

Những sai lầm khi cho trẻ dùng thuốc

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, ngại đưa trẻ đến bệnh viện vì mất thời gian. Không ít bà mẹ dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây để tự mình ra hiệu thuốc mua thuốc chữa trị cho trẻ. Cách này rất không an toàn cho trẻ, vì nhiều bà mẹ "phần" đoán sai bệnh của con.

Phán đoán sai

Rất nhiều bệnh như: bệnh sởi, sởi cấp tính ở trẻ em, bệnh viêm màng não, viêm cơ tim do virus... có triệu chứng khởi đầu giống như là bị cảm, nếu không phát hiện kịp thời sẽ kéo dài thời gian điều trị của bé. Thậm chí nguy cơ tử vong của trẻ sẽ cao hơn nếu để quá lâu.

Dùng thuốc trùng lặp

Các loại dược phẩm trong thuốc cảm thường dùng đều chứa thành phần giảm đau hạ sốt, nếu dùng đi dùng lại sẽ dẫn đến dùng thuốc quá liều lượng, dễ gây ra các phản ứng không tốt, khống chế tái tạo máu. Vì vậy, trước khi cho bé uống cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng.

Phối hợp không đúng

Có một số thuốc chỉ uống mỗi một loại thì an toàn cho bé, nhưng nếu kết hợp uống với các loại thuốc khác có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt. Nói cách khác là kiêng kỵ khi phối hợp chúng với nhau.

Ví dụ, thuốc kháng sinh nếu uống cùng với viên canxi hoặc viên sắt sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ của thuốc, giảm thấp hiệu quả kháng khuẩn. Vì vậy, trong thời gian uống thuốc kháng sinh nên tạm dừng uống viên canxi và viên sắt.

Dùng sai liều lượng

Đơn vị tính lượng thuốc, ví dụ như thuốc viên, thuốc nang thường có đơn vị là g, mg hoặc micro gam, còn các loại thuốc nước thì lấy ml làm đơn vị.

Liều lượng thuốc của trẻ em không được tính bằng viên đơn giản như người lớn, do cơ thể của trẻ em khác biệt rất lớn, lượng thuốc cần phải tính theo trọng lượng cơ thể.

Trong chỉ dẫn đơn thuốc có lúc viết như thế này: mỗi kg trọng lượng uống bao nhiêu mg hoặc ml đều cần phải tính toán chính xác, nếu sai một mg thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Tự đi mua thuốc dễ gây ra sai lầm về liều lượng như trên.

Số lần sử dụng không đúng

Các loại thuốc khác nhau hấp thụ trong cơ thể, tốc độ phân giải và bài trừ đều không giống nhau, số lần uống mỗi ngày cũng không giống nhau. Nếu không uống đúng số lần quy định, tác dụng của thuốc sẽ giảm đi hoặc gây ra thuốc quá liều lượng.

Thời điểm dùng thuốc không đúng

Có một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện. Khi bệnh đã thuyên giảm thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu.

Ví dụ, thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 39oC thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4-6 tiếng sau lại uống tiếp. Sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa.

Không đủ liều dùng

Đa phần các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng cần phải uống liên tiếp trong vòng 1 tuần. Nếu không đủ liều dùng, có thể dẫn đến trình trạng bệnh tật kéo dài hoặc bệnh cũ tái phát.

Dùng nhầm thuốc người lớn

Rất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ rất cao, không thích hợp dùng cho trẻ em. Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này, tùy tiện cho trẻ em uống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Lời khuyên của bác sĩ

Các ông bố bà mẹ hãy cẩn trọng, khi mua thuốc về nhà nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không nên vội vàng cho trẻ em uống ngoại trừ đã quá hiểu rõ tính năng và liều lượng của thuốc. Tốt hơn hết là mang trẻ em đến khám ở bệnh viện và làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, cho dù bệnh nhẹ hay nặng.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]