Khuyến cáo 12 loại vắcxin cần tiêm phòng cho trẻ

Dưới đây là 12 loại vắcxin cần tiêm cho trẻ nhỏ theo khuyến cáo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa công bố.

15.6013

1.Vắcxin viêm gan B

Vừa ra đời, trước khi đưa trẻ rời khỏi bệnh viện phụ sản cần tiêm ngay mũi đầu, sau 1- 2 tháng tiêm mũi thứ 2 và liều thứ 3 tiêm khi trẻ được 6- 18 tháng. Việc tiêm phòngtác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do virút truyền từ mẹ sang con khi sinh nếu sản phụ mắc bệnh. Virút viêm gan B có thể lan truyền qua tiếp xúc máu và các loại dịch lỏng khác. Phản ứng phụ thường gặp khi tiêm là đau cục bộ, sốt nhẹ nhưng vô sự và qua khỏi ngay sau đó.

2.Vắcxin DtaP

DtaP là loại vắcxin ngừa bệnh bạch cầu (một loại vi khuẩn có thể tạo ra màng màu đen hoặc xám trong cổ họng), bệnh uốn ván và ho gà. Nên tiêm 5 mũi cho trẻ nhỏ vào các giai đoạn 2, 4, 6, 15- 18 tháng tuổi và từ 4- 6 tuổi sau đó có thể tiêm các mũi tiếp vào tuổi 11 hoặc 12, sau đó cứ 10 năm tiêm một mũi.

3.Vắcxin MMR

Đây là loại vắcxin tổng hợp có tác dụng chống lại 3 loại virút: Vrút gây bệnh sởi (gây sốt cao, gây phát ban toàn thân); bệnh quai bị (gây đau xưng mặt, đặc biệt là suy tuyến nước bọt); và bệnh sởi hay còn gọi là sởi Đức (có thể gây dị tật bẩm sinh nếu nhiễm trùng xảy ra trong khi mang thai). Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được 12-15 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ 4- 6 tuổi. Đôi khi vắcxin MMR còn được tiêm kết hợp với vắcxin ngừa bệnh thủy đậu trong một mũi tiêm (vắcxin này có tên thương phẩm là ProQuad).

4. Vắcxin ngừa bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu là căn bệnh phát ban, có nguy cơ gây lây nhiễm cao, thủ phạm do siêu vi khuẩn Varicella virus. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn, nhất là nhóm người khi còn trẻ chưa tiêm, là thủ phạm dẫn đến mắc bệnh zona, gây phát ban phồng rộp, đau đớn. Vắcxin thuỷ đậu thường tiêm cho trẻ được 12-15 tháng tuổi, tiêm mũi sau khi trẻ được 4-6 năm tuổi. Phản ứng phụ là gây đau rát cục bộ, có trường hợp xưng tấy nhưng sẽ qua mau.

5. Vắcxin Hib

Hib (Haemophilus influenza Tuyp B, vắcxin phòng cúm Tuýp B) để chống lại dòng khuẩn Haemophilus influenza, thủ phạm gây bệnh viêm màng quanh não và tuỷ sống, rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vắcxin Hib thường được tiêm vào lúc 2, 4, 5 và 12 đến 15 tháng tuổi. Tuỳ theo vắcxin, mũi tiêm khi trẻ được 6 tháng đôi khi không cần thiết.

6.Vắcxin chống bại liệt IPV

Việc ra đời vắcxin chống bại liệt là thành tựu sáng chói của nhân loại trong cuộc chiến chống lại bệnh bại liệt nan y, bởi đây là bệnh có thể gây liệt, thậm chí gây tử vong. Nên tiêm vắcxin IPV cho trẻ lúc 2 tháng, 4 tháng, 6-18 tháng tuổi và tiêm mũi nữa khi trẻ được 4-6 tuổi.

7. Vắcxin PVC

PVC (Pneumococccal Conjugate) hay còn gọi là vắcxin PVC13 (tên thương phẩm là Prevnar 13) có tác dụng chống lại 13 dòng khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra nhiều loại bệnh nan y như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, thậm chí còn gây tử vong. Nên tiêm tổng số 4 mũi cho trẻ (vào lúc 2, 4, 6 và 12-15 tháng tuổi) để bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh gọi chung là phế cầu khuẩn.

8. Vắcxin cúm (flu)

Các loại vắcxin cúm thường tiêm hàng năm vào đầu mùa thu gọi là mùa cúm. Cơ quan Kiểm soát phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cũng không nhất thiết phải tiêm cho nhóm trẻ đến trường. Riêng trường hợp dị ứng ứng thì không nên tiêm loại vắcxin này.

9. Rotavirus (RV)

Rotavirus (tên thương phẩm là RotaTeq, Rotarix) được dùng cho trẻ khi được 2-4 tháng tuổi, riêng RotaTeq có thể tiêm ở trẻ 6 tháng tuổi. Loại vắc xin này có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại một loại virút gây bệnh tiêu chảy thể nặng và nôn mửa. Theo số liệu thống kê mỗi năm tại Mỹ có khoảng 55.000 trẻ em phải nhập viện do Rotavirus, trước khi loại vắcxin này được đưa vào sử dụng năm 2006. Đây là loại vắcxin dạng dịch nhỏ vào miệng trẻ, có thể gây khó chịu hoặc nôn ói nhưng các phản ứng phụ này là bình thường.

10. Vắcxin viêm gan A

Viêm gan A (Hepatitis A) thường lây ở trẻ nhỏ do dùng chung thức ăn, đồ uống với những đứa trẻ đã nhiễm bệnh. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, và tạo ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, sốt, vàng da và mất cảm giác ngon miệng. Nên tiêm 2 mũi vắcxin viêm gan A cho trẻ khi được 12- 23 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau 6 tháng.

11. Vắcxin MCV4

Vắcxin MCV4 (Meningococcal Conjugate) tên thương phẩm là Menactra và Menveo có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn gây viêm màng não, làm viêm nhiễm các màng xung quanh não và tuỷ sống. Nên tiêmn MCV4 cho trẻ trong độ tuổi 11 hoặc 12. Nhóm người từ 2 đến 55 tuổi cũng thuộc diện mắc bệnh cao, nên việc tiêm phòng là cần thiết, nhất là những người làm việc trong ngành y và quân đội. Trước khi đi học nội trú, đại học, sống trong tập thể nên tiêm phòng loại vắcxin này.

12. Vắcxin HPV

Vắcxin HPV (Human papillomavirus, tên thương phẩm là Gardasil, Cervarix) thường tiêm 3 mũi trong giai đoạn cách nhau 6 tháng cho các bé gái độ tuổi từ 9 đến 26. Mặc dù có rất nhiều chủng virus HPV nhưng vắcxin HPV nói trên có tác dụng tốt với hai dạng bệnh lây lan qua con đường tình dục, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Gardasil có tác dụng chống lại loại bệnh mào gà sinh dục ở các bé trai từ 9-26 tuổi. Vắcxin HPV nên tiêm trước khi viêm nhiễm, tiêm bắt buộc cho nhóm trẻ vị thành niên trước khi bước vào tuổi dậy thì để phát huy tác dụng ngừa bệnh cao nhất.

Theo Khắc HùngNông Nghiệp Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]