Kiểm tra sức khỏe không thể bỏ qua khi bầu bí

Khi mang bầu, ngoài sức khỏe bản thân, bạn còn phải lo nghĩ đến sức khỏe của bé yêu nữa.

15.5986
  • 1

    Xét nghiệm nha chu

    Đây là một trong những bài khám răng miệng định kỳ để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những bệnh liên quan đến nướu. Bạn có thể nghĩ rằng nướu răng không liên quan nhiều đến sức khỏe của bà bầuem bé nhưng trên thực tế, những bà bầu mắc các bệnh về nướu sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn người bình thường. Đôi lúc, bạn mắc bệnh về nướu chỉ vì bạn đang mang bầu hoặc đang uống thuốc ngừa thai.



    Răng nướu rất quan trọng khi bầu bí nên bạn cần phải nghe theo lời
    tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ

    Những thay đổi đột ngột trong hoóc môn khiến nướu bị sưng lên. Để giữ gìn sức khỏe, bạn nên đến nha sĩ ít nhất hai lần một năm. Trong một số trường hợp, các bà bầu cần kiểm tra định kỳ 3 – 4 tháng một lần. Đặc biệt, nếu nướu bạn thường xuyên chảy máu, bạn cần đến gặp nha sĩ ngay để điều trị kịp thời.

  • 2

    Xét nghiệm tuyến giáp (TSH)

    Các bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng lên 5 – 10% phụ nữ ngày nay. Tuy nhiên, bạn thường không chú ý và phát hiện ra chúng. Những triệu chứng bình thường của lần đầu mang thai – mệt mỏi, hay quên và tăng cân – đều là dấu hiệu của triệu chứng giảm năng tuyến giáp.

    Ngược lại, chứng tăng năng tuyến giáp thường kéo theo tim đập nhanh, mất ngủ giảm cân – thường bị nhầm lẫn là căng thẳng hoặc lo âu. Nếu bạn đang muốn có em bé, đây là một bài xét nghiệm máu cần thiết và quan trọng vì những rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Bạn nên đến gặp bác sĩ mỗi năm một lần để xét nghiệm các chức năng tuyến giáp.

  • 3

    Xét nghiệm đồng bộ (CBC)

    Cần được thực hiện mỗi năm một lần. Đây là một bài xét nghiệm xác định chức năng của hệ miễn dịch và tủy. Sau khi sinh em bé, kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên nặng nề và nhiều hơn, dễ dẫn đến thiếu máu.

  • 4

    Xét nghiệm cholesterol và áp suất mạch máu

    Để biết được sức khỏe tim mạch và các bệnh liên quan, bạn cần kiểm tra lượng cholesterol và áp suất trong mạch máu.

    Thông thường, mọi người đều tưởng rằng các bệnh tim mạch chỉ xảy đến với người cao tuổi, nhưng nghiên cứu đã cho thấy nếu các bạn không có một cuộc sống lành mạnh, bạn vẫn có thể mắc các bệnh tim mạch khi chỉ mới ngoài 20. Vì vậy, mỗi năm bạn nên kiểm tra áp suất trong mạch máu.

    Từ 20 tuổi trở đi, bạn nên bắt đầu đi xét nghiệm cholesterol và lặp lại mỗi 5 năm sau đó. Nhưng nếu cần thiết, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện và chữa bệnh.

  • 5

    Phết tế bào cổ tử cung

    Xét nghiệm tế bào học này giúp tìm những tế bào bất thường trong cổ tử cung để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh ung thư cổ tử cung. Theo thường lệ, bạn cần phết tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm một lần nếu bạn chỉ quan hệ với một người và trong suốt 3 năm liền, kết quả xét nghiệm phải đều bình thường.

    Nhưng nếu kết quả xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe của bạn không ổn, bạn nên xét nghiệm lại mỗi 3 hoặc 6 tháng.

  • 6

    Xét nghiệm da liễu

    Một trong những loại ung thư thường gặp là ung thư da, do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc các chất độc hại. Bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để tiến hành những bài xét nghiệm cần thiết. Ung thư tế bào hắc tố là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ từ 25 đến 29 tuổi.

    Trong khi đang mang bầu và sau khi sinh, người mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong sắc tố da. Thường thì những thay đổi này là vô hại nhưng bạn vẫn nên xét nghiệm kỹ càng mỗi năm một lần để phát hiện và chữa trị kịp thời.


  • 7

    Xét nghiệm đường huyết

    Để thực hiện bài xét nghiệm này, bạn cần chịu khó nhịn đói trong vòng 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu gia đình bạn có bệnh án liên quan đến tiểu đường hoặc cao máu, thừa cân, bạn nên đến gặp bác sĩ và xét nghiệm ngay.

    Những ai được chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén sẽ có đến 50% nguy cơ mắc chứng tiểu đường type 2 sau này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm chủ được căn bệnh với chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý. Bắt đầu từ năm 30 tuổi, bạn nên xét nghiệm đường huyết để chữa trị kịp thời.

  • 8

    Xét nghiệm mật độ khoáng của xương

    Loãng xương là bệnh thường gặp và ảnh hưởng rất nhiều đến phụ nữ ngày nay. Để ngăn chặn căn bệnh này, bạn nên bổ sung lượng canxi và vitamin D cần thiết mỗi ngày. Song, bạn vẫn nên xét nghiệm mật độ khoáng của xương để biết tình trạng sức khỏe của mình.

    Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên bắt đầu từ những bài xét nghiệm xương từ năm 35 tuổi. Đặc biệt, bạn nên lưu ý hấp thu đủ lượng canxi trong lúc mang thai; nếu không em bé sẽ lấy canxi từ chính xương của bạn, dễ khiến bạn bị loãng xương về sau.

  • 9

    Những “thủ phạm” khiến bạn sinh non

    -    Có tiền sử sinh non hoặc sảy thai.

    -    Mang thai quá sớm hoặc quá muộn (độ tuổi 40).

    -    Thể chất không tốt hoặc có tiền sử bệnh tật.

    -    Thiếu cân.

    -    Thai phụ không có điều kiện chăm sóc bản thân tốt.

    -    Nghiện ma túy hoặc nghiện rượu.

    -    Thường xuyên phải đứng trong quá trình mang thai. Những thai phụ có thời gian đứng trên 40 giờ mỗi tuần sẽ có nguy cơ sinh non rất cao.

    -    Có tiền sử nhiễm trùng đường sinh sản hoặc mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.

    -    Phụ nữ mang thai nhiều lần.

    -    Cơ quan sinh sản có dị tật.

    -    Có sự tác động của công nghệ tới cơ quan sinh sản.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]