Kiến trúc đẹp “không tưởng” của những thư viện nổi tiếng thế giới

Dân trí Những thư viện này sẽ khiến ngay cả những cô cậu học trò “biếng học” nhất cũng cảm thấy muốn sớm quay trở lại. Đơn giản bởi đây là những thư viện đẹp “mê hồn” nhất thế giới.

15.6065

Chiêm ngưỡng kiến trúc đẹp “không tưởng” của những thư viện nổi tiếng thế giới:

Thư viện Quốc hội ở thủ đô Washington DC, Mỹ được thành lập từ năm 1800 và chứa đựng hơn 160 triệu đầu sách và tài liệu trong những giá sách có tổng cộng chiều dài lên tới… 1.350km.
Thư viện Stadtbibliothek ở thành phố Stuttgart, Đức được xây dựng năm 1965 với lối kiến trúc tối giản, lấy màu trắng làm chủ đạo, tất cả để tôn lên tâm điểm là những giá sách.
Thư viện nằm trong tu viện Admont Benedictine của Áo có khoảng 200.000 đầu sách được sắp xếp trong những sảnh tuyệt đẹp.
Thư viện của trường Đại học Nghệ thuật Tama, Tokyo, Nhật, với những mái vòm gợi nhắc tới lối kiến trúc cổ xưa, nhưng mang trong đó cả những dự báo về kiến trúc của tương lai.
Thư viện Clementinum của Séc có lối thiết kế và trang trí ấn tượng. Nhiều chi tiết trang trí được mạ vàng tạo nên cảm giác về một thời kỳ hoàng kim xa xưa.
Sảnh chính chạy dài 65m của thư viện trường Đại học Trinity ở Dublin, Ireland được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1712-1732.
Thư viện Quốc gia Áo là một địa danh đã được UNESCO đưa vào diện cần phải bảo vệ. Rất dễ để nhìn thấy ngay lập tức những giá trị của công trình này, đó là những dãy cột đá hoa cương được mạ vàng và những trần nhà được vẽ bích họa kỳ công.
Thư viện Vasconcelos của thành phố Mexico là một ví dụ xuất sắc cho lối kiến trúc mang phong cách của kỷ nguyên công nghệ.
Thư viện George Peabody ở thành phố Baltimore, Mỹ, với 6 tầng lầu là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới với hơn 300.000 đầu sách được lưu trữ tại đây, trong số đó có rất nhiều sách cổ từ thế kỷ 18-19.
Thư viện ở tu viện Wiblingen, thành phố Ulm, Đức được xây dựng từ thế kỷ 18 với phong cách “rococo” rất chú trọng lối trang trí cầu kỳ.
Thư viện Công cộng New York, Mỹ đã mất tới 12 năm xây dựng với trần cao và nhiều chi tiết trang trí mạ vàng.
Thư viện Sách hiếm Thomas Fisher nằm trong trường Đại học Toronto (Canada) sở hữu bộ sưu tập lớn nhất những đầu sách và tài liệu hiếm của Canada.
Thư viện Joanina nằm trong trường Đại học Coimbra của Bồ Đào Nha được xây dựng theo lối kiến trúc Ba-rốc lấy những chi tiết trang trí nội thất bằng gỗ mạ vàng làm chủ đạo.
Thư viện Sách & Bản thảo hiếm Beinecke ở Đại học Yale, Mỹ gây ấn tượng với chất liệu kính được sử dụng làm chủ đạo trong thiết kế nội thất.
Sảnh Thần học trong thư viện Strahov ở Praha, Séc với phần mái tuyệt đẹp.
Phòng đọc trong thư viện Suzzallo ở trường Đại học Washington với hai dãy bàn gỗ chạy dài và những dàn đèn treo lơ lửng trong không trung từ trần cao 20m.
Thư viện trường Đại học Salamanca ở Tây Ban Nha chứa khoảng 906.000 đầu sách. Tất cả được cất giữ trong những giá sách cổ kính. Người đến đọc sách sẽ ngồi trong những chiếc ghế gỗ bày quanh các giá.
Nằm ở thành phố Manchester, Anh, thư viện John Rylands mang phong cách Gô-tích. Thư viện được mở cửa vào ngày 1/1/1900.

Thư viện Quốc gia Pháp Sainte-Genevieve ở Paris được xây dựng từ năm 1851. Điểm nhấn của công trình là những dàn đèn và những mái vòm.

Thư viện nằm trong cung điện ở Mafra, Bồ Đào Nha chứa khoảng 36.000 đầu sách vốn dành cho giới quý tộc Hoàng gia Bồ Đào Nha.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]