Kinh doanh trong Thế giới nghệ thuật “hắc ám”

Thế giới của nghệ thuật đẹp đẽ có thể trở nên xấu xí khi tiếp tay cho các hành vi “hắc ám” như rửa tiền và trốn thuế.

15.6009
Nhà kinh tế học của Đại học New York Nouriel Roubini, được biết đến là “Tiến sĩ Doom” (dựa theo tên nhân vật trong truyện tranh Marvel).

Việc mua và bán các tác phẩm nghệ thuật hàng đầu là một thế giới kinh doanh chứa đựng rất nhiều bí mật và rất ít quy định. Điều này khiến nó trở thành thiên đường những người trốn thuế và thậm chí là rửa tiền.

“Có rất nhiều hành vi mờ ám”, nhà kinh tế học Nouriel Roubini nói với Cristina Alesci của CNNMoney tại hội nghị Milken Toàn cầu ở Los Angeles.

Những lời bình luận được đưa ra khi ngành hội họa vừa đón chào giá bán cao ngất cho một bức tranh của Pablo Picasso trong phiên đấu giá của nhà Christie đem về hơn 140 triệu USD, khiến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán. Các tác phẩm nghệ thuật khác cũng được bán cùng đợt giá tổng cộng hơn 2,5 tỷ USD.

Roubini, một nhà sưu tập nhỏ các tác phẩm nghệ thuật đương đại, nổi tiếng với việc dự đoán chính xác khủng hoảng nhà ở và sự sụp đổ tài chính của thập kỷ trước, được mọi người đặt danh hiệu là “Tiến sĩ Doom”. Ông có căn cứ cho các lo ngại của mình về giới hội họa dựa trên những gì ông chứng kiến được tại các hội chợ nghệ thuật trên toàn thế giới.

“Vài người dùng nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đắt tiền, như là một dạng để rửa tiền”, Roubini, vị giáo sư tại Đại học New York, cho biết.

Một cá nhân có thể mua một tác phẩm nghệ thuật đắt tiền có giá 1 triệu USD hoặc hơn, trả bằng tiền mặt và thậm chí không cần phải đăng kí. Hầu như là không có dính dáng gì đến hệ thống tài chính.

Vào năm 2012, Việc Quản lý Basel đã từng cảnh báo về số lượng lớn của những giao dịch phi pháp và khả nghi trong ngành hội họa.

Các nhà chức trách nói rằng cựu nhân viên ngân hàng người Brazil Edemar Cid Ferreira đã đem một bức tranh có tên là “Hannibal” vào Mỹ vào năm 2007 như là một phần của âm mưu rửa tiền tinh vi. Bức vẽ, được tạo ra bởi họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat, sau đó bị chặn lại bởi các nhà điều tra liên bang và được trả về Brazil.

Thế còn Các ngân hàng Thụy Sĩ mới có liên quan gì? Bản chất không rõ ràng của ngành hội họa còn khiến nó trở thành nơi trú ẩn của việc trốn thuế. Không chỉ những tác phẩm nghệ thuật sinh lời được trao đổi liên tục, mà các bức họa có thể được lưu trữ tại các kho miễn phí như Geneva hay bất kì nơi nào khác mà không giới hạn thời gian.

Điều đó đặc biệt hữu dụng đối với những người trốn thuế khi tận dụng việc suy sụp của thị trường ngân hàng Thụy Sĩ, vốn được biết đến từ lâu như một nơi trú ẩn an toàn tránh sự dòm ngó của cơ quan thuế ở các nước.

“Có thể một việc thay thế là chỉ cần mua một tác phẩm nghệ thuật đắt tiền và giấu nó ở một cửa khẩu miễn phí ở châu Âu. Không ai biết nó là gì. Điều đó trở nên tương tự như việc gửi một khoảng tiền an toàn vào một ngân hàng trước đây ở Thụy Sĩ”, Roubini nói.

Cần nhiều luật lệ hơn: Ngay cả khi nó không được dùng cho những mục đích bất chính, sự thiếu hụt tính minh bạch trong việc kinh doanh hội họa có thể dẫn tới những hành vi khả nghi và sự xuất hiện của xung đột lợi ích.

Roubini nói rằng ông không chắc liệu quy định có giải quyết được gì không. Tuy nhiên, ông gợi ý ngành hội họa tạo ra một bộ quy tắc ứng xử để các thương vụ mua bán được rõ ràng và minh bạch hơn.

“Như bất kì thị trường nào, bạn cần nhiều hơn sự minh bạch giá cả và nhiều thông tin hơn để khiến nó hiệu quả”, ông nói.

Trúc Lam

Theo Trí Thức Trẻ/CNN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]