Kinh nghiệm chọn đồ cho trẻ sơ sinh

Kết quả là sau khi sinh con đến tận 5 tháng, đồ cho bé vẫn chưa dùng hết. Mà những đồ mình chọn mua là đồ sơ sinh chỉ mặc được 3 tháng đầu nên đành ngậm ngùi gấp hết đồ mới cất đi và phải mua đồ mới với cỡ lớn hơn. Giờ con ra đời, có bao nhiêu việc phải tiêu đến tiền, mình nghĩ đến đống đồ mới ở góc tủ mà chẳng dùng được, thấy xót của quá.

15.5762

Hôm nay rảnh rỗi, mình có thời gian chia sẻ với các mẹ về vụ mua đồ sơ sinh. Chị em lưu ý đừng nên tham lam mua nhiều để rồi không dùng đến như mình nhé. Tiền đó các mẹ để chi cho con sau này sẽ cần thiết hơn. Dưới đây là những bí kíp mua đồ tiết kiệm mà mình đã rút ra được, mời các mẹ tham khảo nhé!

– Quần áo cho trẻ sơ sinh: Đối với quần áo sơ sinh nên chọn mua loại bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé và áo có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực là phù hợp. Áo này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, bạn nhớ chọn từ số 01 đến số 03. Mỗi loại tầm 5 chiếc.

Áo ấm cũng cần thiết cho bé, vì khi ra khỏi cơ thể mẹ, bé sẽ bị lạnh hơn, do đó bạn cũng có thể mua loại áo dày để giữ ấm cho bé, không nên mua áo bằng chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé. Bên cạnh đó là Mũ thóp (5 cái); Gối nằm (2 cái) và Bộ chặn vỏ đỗ.

– Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho con ngậm quá nhiều vì có thể gây chứng nghiện ngậm ti giả nhé.

– Băng rốn (5 hộp): sử dụng cho đến khi bé rụng rốn.

– Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

– Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

– Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.

– Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.

– Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm.

– Khăn sữa (khoảng 30 cái ); Khăn tắm cho bé (3 cái); Khăn ủ sau khi tắm (2 cái); Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới; Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm); Màn chụp cho bé

– Tã lót: Cái này tùy thuộc vào cách chăm trẻ sơ sinh của mỗi nhà nhưng như nhà mình thì không dùng đến tã chéo hay tã vuông vì ngày mới sinh con mặc đồ của bệnh viện còn từ khi về nhà, cô y tá tắm cho bé bảo cho con mặc quần áo cho thoải mái. Vậy là mình chẳng dùng đến cái tã nào. Tuy nhiên, để yên tâm, các mẹ có thể mua tầm 10-20 cái, phòng khi dùng đến.

– Bỉm: Mẹ nên mua bỉm nào mà bé cảm thấy thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.

– Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]