Kinh nghiệm dân gian và lý luận y học trong điều trị bệnh gout

TP - Số lượng bệnh nhân gout ngày càng tăng nhanh ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ và phổ biến ở tuổi trung niên.

15.5767

>
>

GS Dương Trọng Hiếu - Chuyên gia đầu ngành về Y học cổ truyền Việt Nam.

Bệnh gout tuy được biết đến từ rất lâu nhưng thực tế việc điều trị bệnh vẫn còn nhiều bất cập.

Để cung cấp thêm thông tin về phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh gout tái phát, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với GS Dương Trọng Hiếu, một TS đầu ngành về Y học cổ truyền Việt Nam để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc của người bệnh.

Thưa GS Dương Trọng Hiếu, GS cho biết những nguyên nhân chính gây bệnh gout và triệu chứng rõ nhất của bệnh này là gì?

Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp đặc biệt. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout, trong đó nguyên nhân chính là do chế độ ăn quá dư thừa chất và cuộc sống vội vã căng thẳng dẫn tới lượng acid uric tăng trong máu và lắng đọng ở khớp gây đau nhức.

Triệu chứng điển hình của cơn gout cấp là đau ở khớp ngón chân cái, thường sưng và nóng đỏ trong 3 - 4 ngày, sau vùng da ở ngón chân đen lại và bong ra.

Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt sau các bữa ăn ngon nhiều đạm, uống nhiều rượu bia... Ngoài ra có thể bị đau ở khớp gối, ngón tay cái, ít gặp đau ở khớp cổ chân, khớp vai.

Xin GS cho biết các phương pháp điều trị bệnh gout hiện nay?

Về điều trị, hiện nay ở Việt Nam có 2 phương pháp là dùng Tân dược, dùng Đông dược, hoặc phối hợp cả Đông dược với Tân dược.

Tân dược thường phối hợp 3 nhóm thuốc điều trị giảm cơn đau gout cấp làm giảm triệu chứng đau. Thuốc tăng thải trừ acid uric; Thuốc ức chế chuyển hóa thành acid uric. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ.

Đông y mô tả bệnh gout trong phạm trù thống phong, chứng tý. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị bệnh này rất khả quan theo nguyên tắc: hoạt huyết – hành khí, khu phong và kiện tỳ lợi tiểu.

Thưa GS, hiện nay xu hướng dùng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cho thấy hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ đang được các bác sỹ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, đi đầu trong dòng sản phẩm này là Viên Gout Tâm Bình. Xin GS cho biết những điểm đặc biệt trong thành phần, công dụng của sản phẩm Gout Tâm Bình?

Nét độc đáo riêng biệt của sản phẩm Gout Tâm Bình là sự có mặt của hai vị thuốc quý trong thành phần là Cao sói rừng và Mã tiền chế.

Cao sói rừng có tác dụng giải độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường được dùng hỗ trợ trị liệu viêm khớp và đau gout.

Mã tiền chế giúp thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau, tác dụng tương đương thuốc giảm đau Aspirin.

Ngoài ra, còn có các vị thuốc kinh điển như: Hy thiêm, Độc hoạt, Thổ phục linh, Cốt khí củ có tác dụng khu phong trừ thấp làm mạnh gân cường cốt và bổ can thận, khí huyết như: Đỗ trọng, Ngưu tất, Đương quy.

Các vị thuốc trên là sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm dân gian và lý luận y học tạo nên công dụng hỗ trợ điều trị và góp phần dự phòng tái phát bệnh gout, làm giảm lượng acid uric trong máu và bồi bổ can thận, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Với các bệnh nhân bị mắc bệnh gout cấp, mãn tính và những người có nồng độ acid uric máu cao, Viên Gout Tâm Bình là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả, không gây rối loạn tiêu hóa.

Bệnh gout là bệnh thường tái phát, vậy làm thế nào để dự phòng tái phát bệnh gout hiệu quả, thưa GS?

Bệnh gout có thể dự phòng tái phát hiệu quả nếu người bệnh thực hiện phối hợp 3 biện pháp là: dùng thuốc, chế độ ăn và vận động cho khí huyết lưu thông. Do đó, bên cạnh việc uống Viên Gout Tâm Bình, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn nghèo nhân nhân pyrin, kiêng tuyệt đối những thực phẩm như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật… và vận động hợp lý.

Xin cảm ơn GS Dương Trọng Hiếu!

Báo giấy

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]