Kinh nghiệm giúp chàng dễ dàng nói lời xin lỗi?

Dù cho anh là ai, anh ở địa vị nào, thì cũng có những khi anh có những lời nói hay những việc làm rất “ngố”. Những lúc vậy anh sẽ làm gì, rối cuồng lên, hoặc bỏ đi một nước, hoặc im lặng cho qua mọi chuyện?

0
Việc ngớ ngẩn thì có thể bỏ qua. Nhưng lỡ không may anh vi phạm một lỗi lầm thật lớn: làm mất tiền của công ty lúc trực công ty vào ngày cuối tuần. Sự việc thật sự nghiêm trọng rồi. Và lúc ấy, anh sẽ phải làm gì. Nhà tư vấn Peter Sandman sẽ cung cấp cho anh những kinh nghiệm về cách nói lời xin lỗi. 1. Nhận lỗi ngay lập tức Nhận lỗi càng sớm càng có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của sự việc anh vừa gây ra. Lời xin lỗi sau một tuần hay một tháng không còn mang nghĩa là “Tôi xin lỗi”, mà là “Tiếc cho mọi việc đã xảy ra”. 2. Nói rõ việc vừa làm Tránh dùng những cử chỉ mơ hồ hay lập lờ tối nghĩa. Hãy nói một lời thẳng thắn rằng “Tôi sai rồi”. Sau đó giải thích rõ ràng lý do vì sao anh làm như vậy để hạn chế bớt tính quan trọng trong việc anh vừa làm. Song không nên quá chú trọng việc giải thích mà hãy cố gắng thanh minh một cách gián tiếp cho lỗi lầm của anh. 3. Nói là “Tôi rất tiếc” Câu nói này chứng tỏ anh rất thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc anh đã làm. “Tôi rất tiếc khi việc này lại xảy đến với anh” khi đó là lỗi lầm với một ai đó. “Thật kinh khủng vì tôi đã làm như vậy” khi sự việc hơi nghiêm trọng. “Đó hoàn toàn là lỗi của tôi” khi mức độ sự việc quá trầm trọng. Lúc này giọng nói đóng vai trò hết sức quan trọng. Lời xin lỗi của anh sẽ không được tán thành trước khi anh giải thích lý do. Lời xin lỗi của anh sẽ là vô nghĩa nếu anh không tỏ một thái độ thành tâm nào.   4. Thái độ thành tâm Đây là bước rất khó: sau khi nói lời xin lỗi, hãy im lặng và lắng nghe cảm giác tức giận của người khác về việc anh đã gây ra.
5. Sữa chữa lỗi lầm
Cố gắng hết khả năng để sữa chữa lỗi lầm và bồi thường những thiệt hại cho “khổ chủ”. Sữa chữa lỗi lầm không có nghĩa là biến việc đó trở thành hoàn hảo, mà là biết chấp nhận hiện thực và tìm cách điều chỉnh. Tuy nhiên, đừng hứa hẹn quá khả năng những việc anh có thể làm được, nếu không muốn bị xem thường trong thời gian tới. Khi lỡ làm ai đó bị tổn thương, anh hấp tấp hứa hẹn đền bù cho họ thì chỉ làm họ cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi. Anh giải thích về hành động của anh, tiếp theo là nói lời xin lỗi. Những lời nói rành mạch, thuyết phục đi kèm với thái độ chân thành, chắc chắc không ai muốn đòi hỏi sự đền bù của anh. 6. Tỏ rằng anh đã có thêm một bài học kinh nghiệm mới

Cuối cùng, hãy bày tỏ sự ân hận. Nói với người kia rằng anh đã cảm thấy ân hận lắm và chắc chắn sẽ không bao giờ để việc này diễn ra một lần nữa.

Theo Kim Kim (Tìm Nhanh)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]