Kinh nghiệm gọi vốn đầu tư

Một trong những vấn đề quan trọng quyết định thành bại của một dự án Khởi nghiệp là kết quả việc "gọi vốn đầu tư và tiếp cận vốn đầu tư.

15.5976

Ông Paul Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc CareerBuilder Vietnam
đã có những chia sẻ quý báu về kinh nghiệm gọi vốn đầu tư

Tại Chương trình câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp lần IX với chủ đề gọi vốn đầu tư công nghệ - "chìa khóa thành công không hề bí mật", Ông Paul Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc CareerBuilder Vietnam đã có những chia sẻ thú vị về những kinh nghiệm gọi vốn đầu tư trong ngành công nghệ.

Cách gọi vốn hiệu quả

Ông Paul Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc CareerBuilder Vietnam cho rằng: Vị trí của một dự án khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng đến giá trị của nó, ví dụ như cùng một dự án khởi nghiệp, nhưng nó sẽ được định giá 1-2 triệu USD ở Châu Âu, 2- 3 triệu USD ở Bờ Đông. Khi chào đầu tư cho một dự án công nghệ, bạn sẽ phải đối mặt với 4 câu hỏi khi nhà đầu tư tìm kiếm đến những dự án về công nghệ đó là: Họ có thể xây dựng sản phẩm không?, Người ta sẽ dùng nó chứ?, Người ta sẽ trả tiền mua nó chứ? và Liệu có nhiều người mua nó không?.

Theo ông Paul Nguyễn Hưng, tất cả các bạn muốn kêu gọi vốn đầu tư kinh doanh sản phẩm thì phải đảm bảo rằng bạn trả lời đủ các câu hỏi trên khi gặp nhà đầu tư. Bạn luôn nghĩ Email và bài thuyết trình chỉ là những cái nhỏ không quan trọng, tuy nhiên nó là một bài học giúp bạn kêu gọi vốn đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư sẽ không dành thời gian để xem hết những gì bạn gửi vì vậy bạn phải xem chúng có quá dài, nhiều hay không trước khi gửi, email sẽ khiến cho nhà đầu tư hay đối tác đặt mối quan hệ với bạn có thể là cuộc họp chứ không phải để "dìm" họ trong đống thông tin mà bạn gửi.

Và bài học quan trọng nhất đối với bạn khi gọi vốn chính là động lực, ông Paul Nguyễn Hưng cho rằng nó cũng giống như một cuộc hẹn hò bởi bạn phải có sự rung động từ hai phía và bạn chỉ hấp dẫn trong một khoảng thời gian ngắn. Trước khi gọi vốn bạn phải đảm bảo mình đã chọn đúng thời điểm. Chẳng hạn như dự án khởi nghiệp của bạn nhận được sự cam kết từ một nhà đầu tư nổi tiếng, được báo chí đề cập đến... Nếu bạn mất đi động lực, tốt nhất hãy ngừng gọi vốn và trở lại hoàn thiện sản phẩm trước đã.

Trong vấn đề làm kinh doanh có những cái gọi là sự hiển nhiên, tính duy ý chí của bạn đã đặt ra nhiều vấn đề mà cái quan trọng thì bạn lại quên đi đó là sản phẩm của bạn có thành công không, xã hội và người tiêu dùng có muốn sử dụng nó không.

Để làm chủ "thế trận đầu tư "

Khi gọi vốn đầu tư hay làm chủ thế trận đầu tư chúng ta phải nắm bắt rõ người tiêu dùng, thị trường, nhà đầu tư... họ cần gì

Bất kỳ một công việc hay một tổ chức, Cty đều cần những nguyên tắc để đứng vững trên thị trường cũng giống như khi gọi vốn đầu tư bạn cần làm chủ được thế trận. Thế trận gọi vốn đầu tư là cái quyết định các nhà đầu tư có bỏ tiền vào sản phẩm của bạn hay không dựa trên những nguyên tắc riêng biệt của nó. Ông Paul Nguyễn Hưng cho rằng "bạn muốn nhà đầu tư, đầu tư cho sản phẩm của mình thì trước hết bạn phải tự mình đầu tư cho sản phẩm của bạn". Đó là nguyên tắc thứ nhất trong tư thế làm chủ thế trận đầu tư mà bạn cần phải làm. Những yếu tố trong nguyên tắc thứ hai càng khẳng định chuyện khởi nghiệp của bạn hơn. Thị trường, sản phẩm, ý tưởng... đều là những cái bạn cần có để khởi nghiệp nhưng cái quan trọng nhất đó chính là đạo đức. Một người có kinh nghiệm giỏi, có ý tưởng hay nhưng đạo đức không tốt thì chúng ta có thể làm việc chung với nhau được hay không?

Khi bạn mở một DN hay làm một sản phẩm, bạn phải biết được sản phẩm đó đã có những thương vụ xảy ra chưa. Xác định thị trường bao lớn có đạt được mức độ về dân số, lợi nhuận không, và đặc biệt bạn phải biết có bao nhiêu nhà đầu tư muốn đầu tư vào DN của bạn. Bạn phải đặt nặng và tuân thủ nguyên tắc "người ta muốn và tôi muốn" có nghĩa là xem nhà đầu tư họ đầu tư như thế nào và bạn muốn gì ở nhà đầu tư. Giống như việc bạn mua một chiếc xe máy, khi họ cần bán xe thì họ phải làm như thế nào để bạn yêu thích và muốn chiếc xe đó. Còn bạn khi đã thích, bạn sẽ tìm đủ cách để mua chiếc xe đó có thể là mượn, vay...

Như vậy khi gọi vốn đầu tư hay làm chủ thế trận đầu tư chúng ta phải nắm bắt rõ người tiêu dùng, thị trường, nhà đầu tư... họ cần gì. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng chúng ta có thể "qua mặt" được nhà đầu tư. Hơn nữa khi xác định mục tiêu là kêu gọi vốn, cần phải tập trung suy nghĩ, giải quyết những mối quan hệ và yêu cầu nhà đầu tư, chứ không chỉ là giới thiệu về các tính năng ưu việt của sản phẩm mình...

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]