Kinh nghiệm nhận biết bé đã đủ ấm

Một người mẹ chia sẻ: ‘Mùa đông đến, tôi rất lo lắng vì không biết liệu bé đã đủ ấm trong ngày và vào ban đêm chưa. Kinh nghiệm kiểm tra thân nhiệt cho con mà tôi hay áp dụng là sờ vào gáy của con. Nếu thấy có mồ hôi, tôi sẽ nới bớt quần áo cho bé; còn nếu thấy lạnh, tôi sẽ mặc thêm áo cho con.

0
Ngoài ra, sờ vào tay – chân của con cũng là cách để xác định bé đang nóng hay lạnh’.

Có thể tham khảo những kinh nghiệm đo thân nhiệt của chuyên gia Nhi khoa và nhiều người mẹ, từ Babycenter:
 
Gợi ý của David Geller (chuyên gia Nhi khoa Mỹ):
 
“Trong những ngày đầu tiên, phần lớn các bé chưa ổn định thân nhiệt. Do đó, bé dễ bị rơi vào tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh mà cha mẹ cần lưu ý. Nếu bé ngủ tốt, bú mẹ đều đặn, cơ thể ấm áp, không cáu kỉnh thì bé đang ấm áp. Bạn có thể đo thân nhiệt của con qua chân, tay, trán; nếu chúng không quá lạnh, không quá nóng khi được chạm vào thì bạn không cần lo lắng. Nên nhớ, ở cùng một nhiệt độ, các bé sơ sinh cần được giữ ấm hơn người lớn”.
 
 
Gợi ý của nhiều người  mẹ khác nhau: 
 
 "Tôi cũng thích chạm vào vùng da phía quanh cổ của bé – khu vực khá nhạy cảm để đo thân nhiệt tương đối chính xác cho con”.

- “Những ngày đông lạnh, tôi luôn ủ ấm kỹ cho đến khi con được 3 tháng tuổi. Nhờ thế, chân–tay của bé ít bị lạnh giá. Tôi thường dùng chất liệu cotton với chăn, gối, quần áo ngủ cho bé vì nó giúp bé dễ thở mà vẫn đảm bảo ấm áp. Tôi luôn kiểm tra xem ngực và gáy của bé có đổ mồ hôi không. Với những ngày trời cực lạnh, tôi luôn đắp thêm chăn cho con, kiểm tra cửa thông gió trong căn phòng để bé luôn ấm và thoải mái”.

- “Tôi thường sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé trai nhà mình, khoảng 3-6h mỗi lần. Nhiệt độ trung bình ở bé sơ sinh có thể là 36,5-36,6độ C. Nếu thân nhiệt ở bé là 35độ C thì có khả năng bé đang bị lạnh. Nếu bé sắp đi ngủ với một chiếc chăn, bạn cần đắp thêm một chiếc chăn nữa cho con”.

- “Bé trai nhà tôi được 6 tháng tuổi, có thân nhiệt luôn cao hơn tôi. 2 mẹ con cùng mặc áo len thì tôi thấy thoải mái, còn bé đã đổ mồ hôi. Tay của bé luôn bị lạnh vì bé thích ngậm tay trong miệng. Khi bé ngủ, có thể cổ của bé rất lạnh khi chạm vào nhưng những phần khác trên cơ thể lại đồ đầy mồ hôi”.

- “Tôi thường kiểm tra thân nhiệt cho con bằng cách chạm vào mũi, chân và tay của bé. Nếu một trong những bộ phận trên lạnh, tôi sẽ mặc thêm áo cho con. Bé nhà tôi, khi ngủ, thích đạp tung chăn, nếu tôi đắp lại thì bé tiếp tục đạp chăn. Vì thế, tôi luôn chọn cho bé bộ đồ ngủ liền với tất chân”.

- “Bé gái nhà tôi hơi nhẹ cân nhưng cũng thường xuyên bị nóng. Nếu tôi quấn bé trong bộ quần áo liền với tất chân, bé sẽ đổ mồ hôi liên tục. Vì thế, không phải bé nào gầy cũng dễ bị lạnh”.
 
Theo M&B
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]