Kinh nghiệm tổ chức một buổi tiệc sum họp gia đình

Bạn đang dự định tổ chức một buổi tiệc họp mặt gia đình nhưng không biết nên làm gì và bắt đầu từ đâu? Hãy giành chút thời gian cho bài viết này. Chắc chắn những trải nghiệm thực tế dưới đây sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn hoàn thành “nhiệm vụ” rất khả thi này.

0

Bữa cơm gia đình luôn là dịp để mỗi cá nhân trong gia đình quây quần bên nhau, sẻ chia buồn vui sau một ngày dài. Càng thiêng liêng và đầm ấm biết bao ở những buổi đoàn viên, sum họp - nơi mà đại gia đình được xích lại bên nhau, kể cho nhau nghe những trải nghiệm cuộc sống. Phải làm sao để giữ được những giá trị truyền thống đó trong sự hối hả của đời sống hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả tổ chức và “làm chủ” được những buổi xum vầy gia đình ấm cúng nhất.

  • 1

    Quy mô bữa tiệc


     

    Hãy luôn đặt ra các câu hỏi và có câu trả lời cho chúng, như: Sẽ mời bên nội hay bên ngoai? Hay cả hai? Những gia đình nào và số lượng người tham gia là bao nhiêu?...Từ đó để bạn có được cơ sở, căn cứ để hoạch định tốt tất cả mọi thứ phát sinh.

  • 2

    Tìm hiểu về sở thích của các gia đình tham gia


     

    Đây là buổi liên hoan mà gia đình bạn chỉ là một cá thể nhỏ trong đó. Bạn không thể chỉ nấu toàn những món “tủ” của gia đình mình được. Hãy giành một chút thời gian hỏi đại diện các gia đình khác về sở thích ăn uống của họ. Điều này sẽ giúp cho việc chuẩn bị nguyên liệu chế biến được tốt nhất ở mức có thể.

  • 3

    Định ngày


     

    Các kỳ nghỉ lễ, Tết thường là dịp tốt nhất để tổ chức các sự kiện gia đình như thế này. Bất kỳ sự thiếu vắng của cá nhân nào cũng có thể khiến buổi họp mắt “mất vui”. Do đó, bạn hãy khéo léo sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.

  • 4

    Đặt lời mời


     

    Nếu đã hoàn thành các công việc trong bước 1 và 3 thì bước 4 sẽ là để bạn ra quyết định. Hãy mời những người mà bạn đã lên trong kế hoạch. Đồng thời thông báo cho họ về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện. Làm tốt việc này sẽ giúp người tổ chức (bạn) biết được chắc chắn và chính xác nhất sẽ có bao nhiêu người tham dự.

  • 5

    Dọn dẹp nhà cửa (Nơi tổ chức)

    Bạn đừng để mọi người phải chung vui trong một nơi nhếch nhác. Hãy giành thời gian dọn dẹp lại nhà cửa sao cho quy củ nhất. Sử dụng thêm hoa tươi để không gian nhìn “bắt mắt” hơn.

  • 6

    Bày biện, phục vụ đồ ăn thật tốt


     

    Sẽ có rất nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau đến tham dự nên bạn cần phải nấu đủ cả lượng và chất. Tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà các món ăn cũng sẽ khác nhau. Nhưng có một điểm chung. Đó là việc nấu các món ăn riêng biệt, thay vì những món lẩu. Bạn nên tập trung vào sự đa dạng của các món, phù hợp sở thích lẫn khẩu vị của mỗi gia đình tham gia.

  • 7

    Tạo không gian ấm cúng, vui vẻ


     

    Ca dao Việt nam có câu “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Nên hạn chế ở mức thấp nhất chuyện đề cập tới những vấn đề tế nhị có liên quan đến một cá nhân cụ thể nào đó trong đại gia đình. Hãy tạo một không khí vui vẻ, thân mật nhất cho từng cá nhân tham gia.

  • 8

    Có những hoạt động chung cho mọi người

    Kết thúc bữa tiệc thì mỗi người lại chọn cho mình một cách khác nhau để “giải lao”. Trong khi người lớn ngồi uống nước, nói chuyện thì thanh thiếu niên lại chơi game, đánh bài…Bạn hãy là người thay đổi điều này. Hãy chọn cho đại gia đình mình những hoạt động hướng đến tất cả các thành viên như quây quần lại bên nhau để nói về những chủ để đại gia đình quan tâm, khen thưởng cho những cá nhân học tốt,…

  • 9

    Giữ liên lạc với mọi người

    Thanh, thiếu niên là một trong những thành phần không thể thiếu trong những buổi xum họp đại gia đình. Người lớn đa phần chưa chú trọng đến tâm lý của lứa tuổi này nên đôi khi “quên” lấy số điện thoại của chúng. Bạn có thể đã có số điện thoại của bố mẹ lũ trẻ nhưng hãy làm thêm việc này nữa với chúng. Chắc chắn hình ảnh của bạn sẽ trở lên rất đẹp đẽ trong mắt các con, cháu mình. 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]