Việc kiểm tra các hạng mục kiểm tra có thể thực hiện trên thiết bị, dụng cụ kiểm tra, quan sát bằng tay, bằng mắt… nhưng tất cả các hạng mục phải đạt tiêu chuẩn mới được cấp giấy chứng nhận và tem ATKT (an toàn kỹ thuật) và BVMT (bảo vệ môi trường).


 

Theo các chuyên gia ngành đăng kiểm, trong số những xe không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phần lớn là do lỗi của chủ xe quá chủ quan, không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng trước khi mang xe đi đăng kiểm. Trong khi, chỉ cần thực hiện một số công việc đơn giản là có thể tránh được những lỗi không đáng có này…
Quy trình kiểm định

Quy trình kiểm định ôtô chia làm 5 công đoạn gồm: kiểm tra tổng quát xe; kiểm tra phần trên của xe; kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe; kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí xả); kiểm tra phần dưới của xe. Mỗi công đoạn được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Với chủ xe - họ là người hiểu chiếc xe mình nhất, phải biết rõ xe của mình có những hạng mục nào không đảm bảo và cần sửa chữa, bảo dưỡng trước khi mang đi đăng kiểm.

 

Do đó, tùy theo tuổi xe, tần suất hoạt động nhiều hay ít (xe du lịch, tải, khách...), chủ xe nên có sự đầu tư kỹ thuật trước khi mang xe đi kiểm định để tránh những lỗi không đáng có. Chẳng hạn, ở công đoạn kiểm ra tổng quát xe có 13 hạng mục kiểm tra liên quan gồm: BKS, số khung, số máy, động cơ và các hệ thống liên quan, màu sơn, bánh xe và lốp dự phòng, cơ cấu chuyên dùng, cơ cấu khóa hãm, đèn trước, đèn tín hiệu, thiết bị bảo vệ thành bên và chắn bùn, bình chữa cháy.

Đây là những hạng mục mà chủ xe có thể tự kiểm tra, phát hiện những hỏng hóc trước khi mang xe đi đăng kiểm, trừ hệ thống đèn chiếu sáng phía trước là chủ xe không đánh giá được chính xác hoặc chỉ đánh giá theo cảm tính (cơ quan đăng kiểm sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để đánh giá các tiêu chuẩn về cường độ sáng, góc tia sáng chiếu lên, chiếu xuống, sang phải, sang trái...). Tuy nhiên, hầu hết các xe đời mới khi đèn đã sáng đều đạt các tiêu chuẩn trên, ngoại trừ những xe lắp thêm đèn xenon, đèn siêu sáng... bán ngoài thị trường.

Ở công đoạn kiểm tra phần trên của xe có 16 hạng mục gồm: kính chắn gió, gạt nước và phun nước rửa kính, gương chiếu hậu, đồng hồ trên bảng điều khiển, vô lăng lái, trụ lái, trợ lực lái, các bàn đạp điều khiển, sự làm việc của ly hợp, cơ cấu điều khiển hộp số, cơ cấu điều khiển phanh đỗ, tay vịn và cột chống (với xe khách), ghế ngồi và đai an toàn, thân vỏ buồng lái thùng hàng, sàn bệ khung xương, cửa và tay nắm, dây điện phần trên.

Theo các chuyên gia đăng kiểm, hầu hết các lỗi không đạt ở các hạng mục trong công đoạn này đều có thể phát hiện trong quá trình sử dụng xe, qua cảm nhận ly hợp, tay số, phanh tay, hệ thống lái có những biểu hiện khác lạ như: tay lái nặng, xe lao về một bên, chân côn năng bất thường... Do đó, khi phát hiện những biểu hiện lạ thì chủ xe cần mang xe tới các gara để kiểm tra và khắc phục ngay, hơn nữa đây là những hỏng hóc có thể gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tính mạng của người ngồi trên xe và tuổi đời sử dụng của xe.

Những lỗi dễ mắc phải

Công đoạn mà các xe mắc lỗi nhiều nhất là hệ thống phanh, tuy có kết cấu phức tạp nhưng chủ xe vẫn có thể tự phát hiện những hỏng hóc.


 

Có 3 nguyên nhân chính làm cho hệ thống phanh không đạt tiêu chuẩn ATKT gồm:

Thứ nhất, các chi tiết của hệ thống phanh bắt không siết chặt với nhau, mối ghép lỏng, thay thế chi tiết khác không đúng chủng loại, các chi tiết cong vênh, biến dạng, hành trình tự do của bàn đạp phanh không đúng...

Thứ hai, một số chi tiết không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến đường ống rạn nứt, các chi tiết không kín khít bị chảy dầu, xì hơi, các van không kín khít, các bình khí không kín, các đồng hồ báo áp suất không hoạt động...

Thứ ba, hiệu quả phanh không đủ, độ lệch giữa các bánh xe quá giới hạn, hiệu quả phanh đỗ không đủ tiêu chuẩn... và đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu phanh đạt tiêu chuẩn thì tổng lực phanh của các bánh xe lớn hơn 50% trọng lượng của xe; độ lệch của hai bánh xe trên cùng một trục không quá 25%; tổng lực phanh đỗ (phanh tay) lớn hơn16% trọng lượng ôtô. Để đảm bảo an toàn và tránh bị lỗi này khi đăng kiểm thì chủ xe nên bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh theo chu kỳ 6 tháng/lần...

 

Quy trình cơ bản

Công đoạn nhận dạng:

-Lau sạch, nắm lắc biển số trước sau
- Lau số máy và hãy tìm xem số khung nằm đâu
- Mở nắp hầm máy kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực lái,… Quan sát xem có dấu hiệu gì khác thường không
- Kiểm tra bốn bánh xe có đủ áp suất và có dính cái đinh nào không, có dấu hiệu mòn lệch không
- Mở kiểm tra các đèn kể cả đèn tín hiệu xem có bị đứt bóng nào không
Công đoạn kiểm tra thân xe:
- Gạt nước, phun nước và sự làm việc của nó
- Kiểm tra trên bảng đồng hồ có đèn báo nào không làm việc hay báo bất thường
- Kiểm tra dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở
- Kiểm tra sự làm việc của phanh tay.

Quang Thành TH


Video đang được xem nhiều