Kỹ năng đẩy xe lăn hỗ trợ người khuyết tật

Xe lăn cũng như bao phương tiện xe cơ giới khác cần có thời gian làm quen và có kỹ thuật sử dụng. Đối với người khuyết tật sử dụng đã khó, người không khuyết tật lại càng khó hơn.

15.6139

Khi thấy một người đang loay hoay ngồi trên xe lăn bạn sẽ làm gì? Làm lơ vì không phải chuyện của mình hay chạy lại đẩy chiếc xe lăn đi với tốc độ tối đa?

Bạn hãy bắt đầu sự giúp đỡ của mình bằng một lời ngỏ: “Em/tôi có thể giúp anh/chị được không?”, nếu nhận được sự đồng ý bạn hãy đẩy xe từ từ và nhẹ nhàng tùy theo địa hình, đừng vội vàng đi quá nhanh khiến người khuyết tật hoảng sợ, bất an.

Cấu tạo cơ bản của chiếc xe lăn

Đối với địa hình bằng phẳng:

Bốn bánh xe của xe lăn có khả năng xoay 360độ nên nếu không biết điều khiển thì chiếc xe sẽ quay vòng tròn. Trên địa hình bằng phẳng chúng ta đẩy nhẹ, từ từ và luôn điều khiển nhẹ sao cho hai bánh nhỏ phía trước đi thẳng theo ý mình.

Đối với địa hình lên dốc: Đẩy xe sao cho 2 bánh xe trước chạm dốc(tốt nhất là 2 bánh xe ở vị trí vuông góc với dốc) sau đó nhẹ nhàng đẩy xe như trên địa hình bằng phẳng. Có những dốc cao đột ngột với sức đẩy của tay không đủ, chúng ta sử dụng chân đạp lên thanh chống nghiêng, chỉ cần một lực nhỏ bánh trước của xe sẽ nhấc lên và dùng tay vị đẩy xe lên dốc sau đó dùng sức tay nâng đẩy hai bánh xe sau lên.

Mặt đường gập ghềnh và những dốc nhỏ cũng là bẫy chết người

Đối với địa hình xuống dốc: khác với các phương tiện giao thông khác, khác với lúc đi lên, xuống dốc xe lăn không đi xuôi theo hướng người ngồi mà di chuyển ngược, đi lùi lại phía sau và xuống dốc từ từ. Kỹ năng này nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người ngồi trên xe. Người khuyết tật chi dưới không được khỏe nên nếu chúng ta đẩy xe tiến về phía trước với sự thay đổi độ cao đột ngột toàn bộ trọng lực phần thân trên dồn xuống chi dưới, người khuyết tật dễ bị mất thăng bằng té về phía trước.

Và một bước quan trọng nữa là bạn hãy nhớ gạt khóa an toàn để đảm bảo an toàn cho NKT trước khi chia tay.

Tôi nhớ một câu “quà cho không bằng cách cho”, bạn hãy “cho” và hãy giúp đỡ người khuyết tật không chỉ bằng cả tấm lòng mà còn còn là toàn bộ hiểu biết kỹ thuật bạn có để người khuyết tật có thể an toàn, an tâm, tươi cười với “một thành phố không rào cản”

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]