Kỹ Năng Entrepreneurial Toàn Tập

Tuyển tập những kỹ năng cần thiết để trở thành một entrepreneur và tạo dựng một doanh nghiệp lớn.

0

(*) Entrepreneurship là 1 khái niệm mới, rất khó giải thích. Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy bút để xây dựng nguyên cả một môn khoa học và một phạm trù nghiên cứu về entrepreneurship. Đến tiếng Anh còn phải mượn từ tiếng Pháp, nên để giữ cho sự trong sáng của cả bài viết Saga xin phép không dịch thuật ngữ này.

Điều gì giúp cho một người trở thành một entrepreneur? Đó có thể là nhờ việc sở hữu các kỹ năng công nghệ “thần sầu” hay chuyên môn trong một lĩnh vực quan trọng, thế nhưng những thứ này lại không phải là những đặc trưng của entrepreneurship.

Thay vào đó, những phẩm chất quan trọng lại là các đặc điểm như tính sáng tạo, khả năng đối mặt với khó khăn, và các kỹ năng xã hội cần thiết để xây dựng nên những đội ngũ tuyệt vời.

Nếu muốn khởi nghiệp, bạn cần phải học các kỹ năng cụ thể nhằm gây dựng nền tảng bồi đắp những phẩm chất này. Việc phát triển các kỹ năng entrepreneurial cũng rất cần thiết nếu bạn đang đảm nhận một vị trí được kì vọng sẽ đưa doanh nghiệp phát triển, hay nói chung là để trở nên thành công.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các kỹ năng cần thiết để trở thành một entrepreneur thành đạt, và khám phá các nguồn lực mà bạn có thể sử dụng để phát triển các phẩm chất cần thiết để đạt được thành công.

Định nghĩa Entrepreneurship

Một số chuyên gia cho rằng entrepreneur là những người dám mạo hiểm, trong khi người khác thì không. Một trường phái khác lại nghĩ rằng họ là những người tạo ra và xây nên một doanh nghiệp thành công.

Hãy cùng cân nhắc định nghĩa đầu tiên - entrepreneurship không có nghĩa là khởi nghiệp. Nhiều người tuy không phải là ông chủ hay bà chủ nhưng vẫn được công nhận là entrepreneur trong công ty họ đang làm việc.

Bất kể bạn định nghĩa entrepreneur theo cách nào đi chăng nữa, thì chắc chắn là, trở thành một entrepreneur thành công là điều không hề dễ dàng.

Vậy thì, tại sao đều là những người hiểu biết, có tầm nhận thức giống nhau, nhưng trong khi có người tận dụng thành công các cơ hội, có người lại không? Liệu có phải do các entrepreneur có cấu trúc gen khác nhau? Hay do họ có cách nhìn mọi việc “khác người”, mà vô hình chung đã ảnh hưởng đến mọi quyết định họ đưa ra?

Mặc dù nhiều chuyên gia đã nghiên cứu đề tài này nhưng vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn nào. Cho đến giờ, những gì chúng ta biết là có vẻ như các entrepreneur thành công đều sở hữu một số đặc điểm chung nhất định.

Chúng tôi đã thu thập và chia các đặc điểm này thành bốn loại:

  • Phẩm chất cá nhân
  • Kỹ năng tương tác
  • Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo.
  • Kỹ năng thực hành.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét từng cụ thể đặc điểm từng nhóm, và nghiên cứu một số các câu hỏi mà bạn sẽ cần phải tự hỏi chính mình nếu bạn muốn trở thành một entrepreneur thành đạt.

1. Phẩm chất cá nhân

Trước hết, hãy xem xét lại tính cách, các giá trị và đức tin của bạn. Liệu những quan điểm của bạn có điển hình cho một entrepreneur thành công không?

  • Lạc quan: Bạn có phải là một người suy nghĩ lạc quan? Lạc quan thực sự là một tài sản quý giá, nó sẽ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn mà phần đông entrepreneur phải trải qua, khi một ngày họ tìm thấy mô hình kinh doanh phù hợp với mình.
  • Tầm nhìn: Bạn có dễ dàng phát hiện những khía cạnh có thể cải thiện của một vấn đề không? Bạn có nhanh chóng nắm bắt được bức tranh tổng thể, và truyền tải lại với những người khác không? Và bạn có thể mường tượng được một bức tranh về tương lai, sau đó truyền cảm hứng cho người khác và khiến họ đồng lòng tin tưởng hướng về tầm nhìn đó?
  • Chủ động: Bạn có phải là một người chủ động và khởi xướng các dự án cải thiện doanh nghiệp hay giải quyết vấn đề theo tiếng gọi bản năng hay không?
  • Khao khát nắm quyền kiểm soát: Bạn có muốn là người đứng mũi chịu sào và đưa ra quyết định? Bạn có cảm thấy bị thôi thúc khi đứng ở vị trí lãnh đạo người khác không?
  • Nỗ lực và sự kiên trì: Bạn có phải là người năng nổ và tràn đầy năng lượng? Và liệu bạn có sẵn sàng làm việc rất chăm chỉ, trong một thời gian rất dài, để nhận ra mục tiêu của mình?
  • Chấp nhận rủi ro: Bạn có chấp nhận rủi ro, và ra quyết định khi vẫn phải đối mặt với một núi việc không chắc chăn?
  • Khả năng phục hồi: Bạn có phải là một người kiên cường, để có thể vực mình dậy khi mọi thứ không như bạn mong muốn? Và bạn có học và trưởng thành từ những sai lầm và thất bại của bản thân trong quá khứ?

2. Kỹ năng tương tác

Là một entrepreneur thành công, bạn sẽ phải tiếp xúc với đủ loại loại người – do đó việc xây dựng các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, các cổ đông, các nhà đầu tư, v.v là cực kì cần thiết.

Một số người có năng khiếu hơn so với người khác trong lĩnh vực này, tuy nhiên bạn vẫn có thể nâng cao nó bằng việc học hỏi và không ngừng nỗ lực. Các loại kỹ năng giao tiếp cần thiết bao gồm:

  • Khả năng lãnh đạo và tạo động lực: Bạn có thể dẫn dắt và động viên người khác đi theo tầm nhìn bạn đề ra và cùng hiện thực hóa chúng chứ? Bạn có thể bóc tách công việc và giao phó cho người khác không? Là một entrepreneur thành công, bạn sẽ cần có sự giúp đỡ của người khác để vượt qua giai đoạn đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp – có quá nhiều thứ phải làm nếu tự ôm hết vào mình!
  • Kỹ năng giao tiếp: Bạn có thành thạo hết tất cả các phương thức giao tiếp không? Bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt để tầm nhìn bạn hướng đến trở nên đắt giá trong con mắt các nhà đầu tư, các khách hàng tiềm năng, thành viên cùng nhóm, và nhiều hơn nữa.
  • Lắng nghe: Bạn “cảm” được những gì người khác nói với bạn? Khả năng lắng nghe của bạn hoặc có thể giúp bạn trở thành một entrepreneur hoặc không. Hãy chắc chắn rằng mình đã trau dồi kỹ năng lắng nghe chủ động và  lắng nghe đồng cảm.
  • Quan hệ cá nhân: Chỉ số trí tuệ xúc cảm (emotionally intelligent) của bạn ở mức độ nào? Chỉ số EI của bạn càng cao, bạn càng dễ dàng làm việc và phối hợp với với những người khác. Tin tốt là bạn có thể nâng cao chỉ số trí tuệ xúc cảm của mình đấy!
  • Kỹ năng Đàm phán: Bạn có phải một nhà đàm phán giỏi? Bạn không chỉ cần phải thương lượng về giá cả, mà còn phải đương đầu với sự khác biệt giữa người với người, giải quyết theo hướng tích cực và khiến cho đôi bên đều có lợi.
  • Đạo đức: Bạn đã đối xử với người khác dựa trên sự tôn trọng, tính chính trực, công bằng, và sự trung thực hay chưa? Bạn có thể dẫn dắt những người khác một cách công tâm chứ? Việc xây dựng một đội ngũ tận tụy và vui vẻ sẽ trở nên cực kì khó khăn nếu bạn đối xử với nhân viên, khách hàng hay nhà cung cấp một cách tồi tệ.

3. Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo

Là một entrepreneur, bạn cũng cần phải đưa ra những ý tưởng mới, và đưa ra các quyết định thông minh trước những cơ hội và các dự án tiềm năng. Nhiều người nghĩ rằng tính sáng tạo là năng khiếu bẩm sinh. Tuy nhiên, sáng tạo là một kỹ năng mà bạn có thể phát triển nếu bạn đầu tư thời gian và công sức.

  • Tư duy sáng tạo: Liệu bạn có  khả năng quan sát  tình huống dưới một loạt các quan điểm khác nhau và đưa ra những ý tưởng đặc biệt không?
  • Giải quyết vấn đề: hãy tự đánh giá lại năng lực của mình trong việc đưa ra các giải pháp hợp lý cho các vấn đề bạn đang phải đối mặt? Các công cụ như Phân tích Nguyên nhân và Tác động (Cause & Effect Analysis), 5 Whys chỉ là một trong vô vàn những công cụ giải quyết vấn đề mà bạn nên học.
  • Nắm bắt các cơ hội: Bạn có nhận ra các cơ hội khi chúng xuất hiện? Bạn có khả năng dự đoán xu hướng? Và bạn có thể tạo ra một kế hoạch để tận dụng những cơ hội bạn mà bạn nhận ra?
  • Kỹ năng thực hành

4. Kỹ năng thực hành

Bạn cũng cần những kỹ năng và kiến ​​thức thực tế để sản xuất hàng hóa, dịch vụ một cách hiệu quả, và điều hành một công ty.

  • Thiết lập mục tiêu: Bạn có thói quen thiết lập các mục tiêu, tạo ra một kế hoạch để đạt được chúng, và sau đó triển khai các kế hoạch đó không?
  • Lập kế hoạch và tổ chức: Bạn có đủ tài năng, kỹ năng và năng lực cần thiết để đạt được mục tiêu của mình không? Bạn có thể phối hợp với mọi người để đạt được chúng một cách hiệu quả? (Ở đây, các kỹ năng quản lý dự án một cách hiệu quả quan trọng như những kỹ năng tổ chức cơ bản) Và bạn có biết làm thế nào để phát triển một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, thấu đáo, bao gồm việc đề ra lối đi và học hỏi từ các dự báo tài chính thích hợp?
  • Ra quyết định: Bạn có giỏi trong việc ra các quyết định không? Liệu bạn có tạo ra chúng có dựa trên những thông tin có liên quan và xem xét đến các kết quả có thể xảy ra không? Và bạn có tự tin với những quyết định đó
  • Bạn cần kiến ​​thức ở một số lĩnh vực khi khởi nghiệp hay điều hành một doanh nghiệp. Ví dụ:
  • Kiến thức kinh doanh: Bạn am hiểu các mảng chức năng chính của một doanh nghiệp (bán hàng, marketing, tài chính và vận hành), và bạn có thể điều hành hay quản lý người khác ở các mảng này với năng lực của bản thân hay không?
  • Kiến thức khởi nghiệp: Bạn biết các doanh nghiệp huy động vốn như thế nào không? Và bạn có xác địch được khối lượng công việc cũng như các thử nghiệm cần thiết để tìm ra được một mô hình kinh doanh cho bản thân không?
  • Hiểu rõ cơ hội: Bạn có hiểu rõ thị trường mà bạn đang cố gắng xâm nhập không, và bạn có biết làm cách nào để đưa sản phẩm hay dịch vụ của bạn vào thị trường không?
  • Hiểu rõ về công việc kinh doanh mạo hiểm: Bạn có biết cần phải làm gì để xây dựng thành công loại hình kinh doanh này không? Và bạn có nắm rõ các đặc điểm của công ty mà bạn muốn tạo dựng hay không? (Trong trường hợp này, nên làm việc một thời gian ngắn trong một doanh nghiệp tương tự.)

Bạn cũng có thể học hỏi từ những người đi trước đã từng làm các dự án tương tự, như những dự án mà bạn đang ấp ủ, hoặc tìm một người cố vấn – một người đã có kinh nghiệm và sẵn sàng huấn luyện viên bạn.

Điều hành một công ty có phù hợp với bạn?

Nếu đã nắm vững những thông tin này, hãy đánh giá kỹ năng của bạn trong mỗi lĩnh vực. Bạn càng làm việc chăm chỉ để xây dựng các kỹ năng, bạn càng dễ thành công.

Có ý kiến cho rằng, nhiều chủ các doanh nghiệp thành công là những người bốc đồng, luôn lo lắng các rủi ro, hoặc hung hăng với các đồng nghiệp và khách hàng. Có những người lại có ít kiến ​​thức kinh doanh, và chỉ đơn giản là họ thuê những người tài mà họ cần để tạo ra thành công.

Bạn có thể thành công mà không có các kỹ năng này, tuy nhiên, bạn sở hữu càng ít những gạch đầu dòng kể trên, hoặc số câu trả lời là “không” càng nhiều, cơ hội thành công của bạn càng nhỏ.

Khi bạn đã trải qua quá trình phân tích chinh mình, rất có thể bạn cảm thấy rằng mình đã sẵn sàng để khởi nghiệp. Nhưng bạn cũng có thể quyết định trì hoãn và trau dồi thêm các kỹ năng. Bạn thậm chí có thể ra quyết định rằng việc kinh doanh không phù hợp với mình.

Bất kể bạn lựa chọn như thế nào, hãy chắc chắn bạn cảm thấy đó là một việc làm đúng đắn đúng đắn. Điều hành một doanh nghiệp không dành cho tất cả mọi người.

Những Điểm Chính

Mặc dù không có một luật nào quy định các tiêu chí để trở thành một entrepreneur thành đạt, sở hữu một số đặc điểm chung và kỹ năng thực tế nhất định sẽ giúp bạn thành công.

Bằng cách tự ngẫm những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và so sánh với các entrepreneur điển hình, bạn có thể nhận ra được sự nghiệp này có phù hợp với cá tính của mình hay không.

Hãy nhớ rằng, trở thành một entrepreneur là một quyết định trong sự nghiệp giống như bất kỳ công việc nào khác. Hãy tìm hiểu, đào sâu nghiên cứu nhu cầu và mong muốn thực sự của bản thân, và sau đó mới ra quyết định liệu mình có nên đi trên con đường này không.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]